Đậm thơm “Pẻng uôi” của đồng bào Tày Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/1/2023 | 5:40:44 PM

YênBái - Những chiếc “Pẻng uôi” với nguyên liệu dễ kiếm, nhưng cách chế biến tỉ mỉ, cầu kỳ, tạo nên món ẩm thực độc đáo trong lễ tết mang hương vị khó quên đối với với người xa quê trở về cũng như du khách đến với vùng đồng bào Tày Văn Chấn mỗi độ xuân sang.

Theo tiếng Tày, bánh chuối gọi là "Pẻng uôi”. Nguyên liệu làm Pẻng uôi tất nhiên là từ quả chuối, tốt nhất là quả chuối lá. Nguyên liệu để làm bánh phải từ chuối chín do những người phụ nữ Tày chuẩn bị. Quả chuối chín có thể được sấy khô trên bếp lửa từ nhiều tháng ngày trước đó.

Bếp đỏ lửa ngày đêm làm cho những quả chuối chín khô dần, giữ trong nó mùi thơm nguyên vẹn của trái chín vườn nhà. Thêm nữa là mùi lửa, mùi khói làm chuối se chắc, quắt gọn có thể cất để dành làm bánh cho những ngày lễ tết trong năm.

Tết Nguyên đán là lúc những nguyên liệu dành có từ vườn nhà được mang ra rửa sạch. Tiếp đó, chuối khô được đưa vào nấu chín rồi đánh nhuyễn. Bột nếp được nghiền từ gạo ngon cũng được chuẩn bị sẵn mang trộn đều với chuối nhuyễn. Lượng bột nhiều hay ít là yếu tố tạo ra hỗn hợp không quá khô, không quá ướt để làm ra chiếc bánh chuối đủ độ đậm nhưng vẫn dẻo, mềm. 

Nhân bánh chuối có thể làm bằng đỗ xanh, lạc, nhưng hạt vừng thơm mới là thứ bà con thường dùng nhất. Vừng được rang chín, bỏ vỏ, xay hoặc giã nhỏ mịn, thêm chút nước đường. 

Lá gói cũng đã chuẩn bị sẵn từ những tàu lá to khỏe của cây chuối rừng hoặc chính từ cây chuối lá vườn nhà. Lá được làm héo cho dai, dẻo khi làm vỏ bánh không rách rời. Thường 2 bánh chuối được gói trong lá chuối thơm thành từng cặp quấn quýt trông khá lạ mắt. 


Gói xong, bánh được xếp vào xoong lớn, xôi dưới lửa đượm trong chừng một giờ thì chín ngấu. Nếp thơm dẻo, chuối thơm mềm, vừng thơm ngậy hòa quện trong "Pẻng uôi” thơm đậm. Xé vỏ lá, hương thơm của bánh chuối lại nhè nhẹ lan tỏa trong mâm cơm ấm cúng bên bếp lửa. 

Những chiếc bánh với nguyên liệu dễ kiếm, nhưng cách chế biến tỉ mỉ, cầu kỳ, tạo nên món ẩm thực độc đáo trong lễ tết mang hương vị khó quên đối với với người xa quê trở về cũng như du khách đến với vùng đồng bào Tày Văn Chấn mỗi độ xuân sang.

Minh Quang

Tags Bánh chuối đồng bào Tày Văn Chấn

Các tin khác
Chân gà Đông Tảo được xem là

Những chiếc chân sần sùi của gà Đông Tảo được coi là cao lương mỹ vị và đặc biệt phổ biến trong giới nhà giàu trong dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam.

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc trưng của đồng bào Thái ở Mường Lò, Nghĩa Lộ.

Như đã thành lệ, cứ vào dịp cuối năm, người Thái ở vùng Mường Lò, Nghĩa Lộ lại tất bật vào bếp chế biến các món ăn đặc sản của đồng bào mình - thịt trâu sấy gác bếp để làm quà biếu khách quý và đãi khách trong ngày tết cổ truyền.

Đến với Mường Lò - Nghĩa Lộ, du khách không chỉ đắm say trong điệu khắp, điệu xoè bất tận mà còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. “Pa pỉnh tộp” và “tôm bay” là hai trong số rất nhiều món ẩm thực độc đáo mà du khách thưởng thức một lần chắc hẳn sẽ nhớ mãi.

Sản phẩm Ruốc tôm Ban trắng của cơ sở chế biến thực phẩm Huy Phương, phường Cầu Thia được giới thiệu tại hội chợ tổ chức trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.

Từ lâu, nhiều người đã biết đến vùng đất Nghĩa Lộ - Mường Lò với những nét văn hóa đặc sắc, trong đó có những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc vùng Tây Bắc như rêu nướng, thịt trâu gác bếp, rau rớn, các loại cá suối, xôi ngũ sắc, các loại bánh…, đặc biệt phải kể đến ruốc tôm Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục