Nên đeo khẩu trang lúc nào để không lây nhiễm virus Corona?

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/2/2020 | 2:49:14 PM

Nhiều người cho rằng để phòng dịch, người dân phải đeo khẩu trang liên tục. Tuy nhiên, quan niệm này có chính xác?

Nguồn TTXVN
Nguồn TTXVN

Chiều 31/1, Bộ Y tế cùng chuyên gia của WHO tổ chức họp báo thông tin về tình hình bệnh viêm phổi do virus corona ở Việt Nam, bao gồm vấn đề nguồn cung và giá khẩu trang - mặt hàng đang được nhiều người dân tìm kiếm và tăng giá cao trong mấy ngày gần đây.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tử Hiếu - Phó vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế, cho biết bộ không có chuyện hỗ trợ trang bị phòng chống dịch cho Trung Quốc hay quy định giá bán tại hiệu thuốc.

Tuy nhiên, quá trình sản xuất gặp khó khăn do sau dịp Tết, nhiều công nhân ở các đơn vị chưa quay lại làm việc. Ngày 31/1, bộ có công văn tiếp theo gửi các đơn vị, đề nghị chủ động trong sản xuất. Một số nơi đã dời ngày hoạt động trở lại sau Tết từ mồng 10 (âm lịch) lên mồng 7 (âm lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khẩu trang trong nước.

Ngoài ra, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cũng chỉ đạo các đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm bình ổn giá, không bán cho các đối tượng có hiện tượng đầu cơ, gom hàng để tăng giá hay xuất khẩu cho nước khác. Các đơn vị phải đảm bảo nguồn cung cho các cơ sở y tế.

"Đề nghị các doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm, đạo đức kinh doanh, không tăng giá, đảm bảo bình ổn thị trường trong giai đoạn phòng chống dịch hiện nay", ông Hiếu nói.

Ông thông tin vụ đã đề nghị cơ quan chức năng, đội quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm tra, giám sát, xử phạt tránh tình trạng nâng giá quá cao, đặc biệt đối với mặt hàng khẩu trang. Vụ cũng nhận thông tin đội quản lý thị trường đã vảo cuộc để đảm bảo giá mặt hàng này.

Về năng lực sản xuất, ông Hiếu cho biết Việt Nam hiện có hơn 30 đơn vị, theo đánh giá chưa đầy đủ, các đơn vị đáp ứng nhu cầu trong nước. Việc thiếu khẩu trang xảy ra do tình trạng gom hàng và tâm lý người dân.

Tại cuộc họp, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên ông đang nói là PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cũng giải thích mức độ cần thiết của việc đeo khẩu trang.

"Đeo khẩu trang phòng chống bệnh hô hấp rất tốt nhưng chúng ta phải xác định ở mức độ nào, nguy cơ nào, trường hợp nào, lúc nào thì dùng khẩu trang", ông nhấn mạnh.

Ông Phu cho rằng hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện. Người bình thường chỉ cần dùng khẩu trang y tế thông thường, không nhất thiết dùng mặt nạ N95, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải giặt hàng ngày.

Bộ Y tế khuyến cáo chỉ những người chăm sóc, điều trị bệnh nhân, đi vào ổ dịch mới dùng khẩu trang N95, mặc đồ bào hộ đặc biệt. Người dân không nên quá hoang mang.

Đương nhiên, ông Phu khẳng định việc sử dụng khẩu trang rất quan trọng. Trong trường hợp không có khẩu trang, người dân nên dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi, tránh trường hợp mình mang virus corona rồi lây cho người khác.
(Theo Zing)

Các tin khác
Trong khu cách ly của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, nơi nhiều trị nhiều bệnh nhân do virus corona cho đến nay

Bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 10 ở Việt Nam sống tại tỉnh Vĩnh Phúc, là người nhà của một trong số các công nhân đã đi tập huấn ở Vũ Hán.

Học sinh trường Ngôi sao Hà Nội (quận Thanh Xuân, Hà Nội) rời trường sau buổi học ngày 31/1.

Đến trưa 4/2, bốn địa phương có người nhiễm nCoV và 51 tỉnh, thành khác đã cho học sinh nghỉ học từ hai ngày đến một tuần.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona chủng mới tại bệnh viện ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Theo DOH, trong số 80 người bao gồm tám người được cho là đã có sự tiếp xúc gần với trường hợp khách du lịch người Trung Quốc đến từ Vũ Hán tử vong vì virus 2019-nCoV tại Philippines hôm 1/2 vừa qua.

Virus corona mới (2019-nCoV) không có khả năng tự nhân lên mà phải nhờ vào tế bào của vật chủ. Quá trình nhân lên này có thể có những sai sót hoặc thay đổi nhỏ, dẫn tới việc virus đột biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục