Bổ sung quy định điều kiện công bố hết dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/2/2020 | 9:12:50 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra) tại Phục lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016.

Cụ thể, bệnh COVID-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế).

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Người cao tuổi hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc cúm và có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng liên quan cúm

Thời tiết miền Bắc theo dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều biến động. Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, giao mùa là thời điểm các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ bùng phát, trong đó có cúm mùa (bao gồm cúm A và cúm B).

Với những yếu tố huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì, thói quen hút thuốc, đột quỵ cũng có nguy cơ xảy ra ở người trẻ.

Đêm 21/3 vừa qua, Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận cùng lúc 6 ca đột quỵ trẻ tuổi.

Hàng chục học sinh có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tức ngực sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc được bày bán trước cổng trường. (Ảnh: N.Đ)

Hàng chục học sinh có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tức ngực sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc được bày bán trước cổng trường.

Trẻ em cần được cha mẹ thường xuyên đưa đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng.

Những năm qua, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) cho trẻ em, nhất là trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục