Người dân cần bình tĩnh trước dịch Covid-19 ở Đà Nẵng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/8/2020 | 8:41:03 AM

Dự báo, số ca mắc Covid-19 ở Đà Nẵng sẽ tiếp tục tăng. Chuyên gia khuyến cáo người dân cần bình tĩnh và thực hiện theo các khuyến cáo của ngành y tế.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến 18h chiều 1/8, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước ta là 586 bệnh nhân. Trong đó, số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 142 ca.

Trao đổi với phóng viên, BS. Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn) cho biết, chủng virus Covid-19 ở Đà Nẵng đang được các nhà khoa học dự đoán chính là chủng mới đột biến ở một số các quốc gia mà gây ra dịch bùng phát mạnh, nhanh như ở châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, sau khi bùng phát, độc lực của chủng virus này sẽ giảm xuống, không gây nghiêm trọng như thời kỳ ban đầu.

BS Phúc cho rằng, do Đà Nẵng mất dấu về ca bệnh F0 nên không xác định được nguồn lây, không xác định được thời điểm diễn ra. Vì vậy, điều lo lắng hiện nay là hệ số lây nhiễm có thể sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo số ca mắc Covid-19 lưu hành ở Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác sẽ vẫn còn tăng.

Theo BS Trần Văn Phúc, hiện nay dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp và căng thẳng. Vì vậy, chúng ta cũng sẽ phải chấp nhận có thể sẽ có vài trăm đến vài nghìn ca bệnh và sẽ xuất hiện những ca bệnh tử vong. Điều này không có gì lạ đối với tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới.

BS Phúc cũng phân tích, khi dịch Covid-19 bùng phát, số ca mắc lên tới vài trăm hoặc có thể đến hàng nghìn bệnh nhân thì sẽ có một xác suất tử vong nhất định. Xác suất tử vong của virus SARS-CoV-2 tùy theo từng quốc gia có thể lên tới một vài phần trăm. "Có thể hình dung 100 bệnh nhân nhiễm thì sẽ có 1-2 bệnh nhân tử vong. Số ca tử vong sẽ nằm trong con số xác suất, số bệnh nhân càng lớn, giá trị xác suất càng chính xác. Điều quan trong là tử vong thuộc đối tượng nào. Bởi nếu bệnh nhân tử vong là đối tượng trẻ, khỏe mạnh thì sẽ là điều đáng lo ngại, khi đó chúng ta phải cố gắng giảm thiểu các ca nhiễm càn ít càng tốt”.

BS Phúc cho rằng, vấn đề hiện nay là chúng ta phải bình tĩnh, không nên quá lo lắng. Bởi chúng ta hoàn toàn có những biện pháp để giải quyết, như xét nghiệm để phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch, truy vết đối tượng, thậm chí là đã thực hiện giãn cách xã hội.

Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cũng nhận định Việt Nam đang trải qua một đợt sóng mới, số ca nhiễm chắc chắn sẽ tăng và có thể đạt đỉnh. Theo PGS Nga, hiện Đà Nẵng đang là ổ dịch lớn nhất, trong đó chủ yếu liên quan tới các bệnh viện tại đây. "Bệnh viện Đà Nẵng hiện là nơi có nhiều ca mắc Covid-19 nhất Việt Nam khi có nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người đến thăm và nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2”- ông Nga cho biết.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho rằng, ngay lúc này cần phải tập trung nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Đồng thời, các cơ sở y tế cần quyết liệt siết chặt người ra vào để tránh lặp lại tình trạng tương tự như tại BV Đà Nẵng./.

(Theo VOV)

Các tin khác

Sáng 2/8, thế giới ghi nhận gần 18 triệu ca mắc, trong đó 687.562 ca tử vong do Covid-19.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho cư dân tại Block 2B, chung cư Thái An 2 , quận 12, TP.HCM - Ảnh cắt từ clip

Sáng 2-8, có thêm 2 ca bệnh COVID-19 liên quan Đà Nẵng được ghi nhận, cùng 2 ca nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện Việt Nam đã ghi nhận 590 ca mắc COVID-19.

Khử trùng để phòng ngừa dịch Covid-19 tại huyện Lạc Dương

Giám đốc người Nhật của một công ty ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) báo tin ông được phát hiện dương tính với Covid-19 sau test nhanh khi bay về Nhật Bản vào sáng 1.8. Lực lượng chức năng Lạc Dương đã tiến hành cách ly tại chỗ 23 nhân viên công ty này.

Huyện Hưng Hà phong tỏa thôn Bùi, xã Hòa Tiến nơi có người nhiễm COVID-19.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, từ 0h đêm nay 2.8, thực hiện giãn cách xã hội toàn huyện Hưng Hà, nơi có bệnh nhân nhiễm COVID-19 đồng thời, dừng mọi hoạt động vui chơi, giải trí, tụ tập đông người, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục