Cận cảnh bên trong bệnh viện dã chiến chống Covid-19 đầu tiên tại Đà Nẵng
- Cập nhật: Chủ nhật, 2/8/2020 | 11:04:21 PM
Hàng trăm công nhân, máy móc đang được huy động để khẩn trương xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô lớn khoảng 700 giường bệnh, phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Đà Nẵng.
Trưa cùng ngày, ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng đã có buổi làm việc, kiểm tra tiến độ xây dựng bệnh viện dã chiến này.
Hàng trăm công nhân, máy móc đang thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô lớn khoảng 700 giường bệnh.
Bắt đầu từ chiều hôm qua (1/8), công nhân đã chia làm 3 ca, làm việc 24/24 giờ trong 4 ngày để hoàn thành bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn (TP Đà Nẵng).
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, tại khu vực mặt bằng sân thi đấu sẽ có 1 phòng xét nghiệm với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Sở Y tế đang xin ý kiến Bộ Y tế về nguồn nhân lực để quản lý và vận hành bệnh viện dã chiến một cách kịp thời và hiệu quả.
Việc lập bệnh viện dã chiến nhằm giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đang bị phong tỏa, tập trung làm sạch ổ dịch tại 3 bệnh viện: Đà Nẵng, C Đà Nẵng, Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.
Sau khi hoàn thành, Sở Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan lắp đặt thiết bị y tế, các máy thở (trong vòng 2 ngày). Như vậy, khoảng cuối tuần sau, khi Bộ Y tế thẩm định xong thì bệnh viện dã chiến sẽ đi vào hoạt động.
Các công nhân đang khẩn trương thi công.
Cung thể thao này có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, diện tích hơn 10.000 m2.
Qua buổi kiểm tra, đánh giá thực tế tại công trình, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị thi công tại công trình phải làm việc độc lập, đảm bảo đúng chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng đã được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu của 1 bệnh viện dã chiến từ khâu nhỏ nhất đến các khu biệt lập.
Cung thể thao Tiên Sơn có phần mặt bằng sân thi đấu bên trong rộng 2.400m2 cộng với diện tích các hành lang, các khán đài (sau cải tạo) có thể bố trí hàng nghìn giường bệnh.
Trưa cùng ngày, ông Trương Quang Nghĩa – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng đã có buổi làm việc, kiểm tra tiến độ xây dựng bệnh viện dã chiến này.
Hàng trăm công nhân, máy móc đang thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô lớn khoảng 700 giường bệnh.
Bắt đầu từ chiều hôm qua (1/8), công nhân đã chia làm 3 ca, làm việc 24/24 giờ trong 4 ngày để hoàn thành bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn (TP Đà Nẵng).
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, tại khu vực mặt bằng sân thi đấu sẽ có 1 phòng xét nghiệm với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Sở Y tế đang xin ý kiến Bộ Y tế về nguồn nhân lực để quản lý và vận hành bệnh viện dã chiến một cách kịp thời và hiệu quả.
Việc lập bệnh viện dã chiến nhằm giảm tải cho các bệnh viện, trung tâm y tế đang bị phong tỏa, tập trung làm sạch ổ dịch tại 3 bệnh viện: Đà Nẵng, C Đà Nẵng, Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.
Sau khi hoàn thành, Sở Y tế sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan lắp đặt thiết bị y tế, các máy thở (trong vòng 2 ngày). Như vậy, khoảng cuối tuần sau, khi Bộ Y tế thẩm định xong thì bệnh viện dã chiến sẽ đi vào hoạt động.
Các công nhân đang khẩn trương thi công.
Cung thể thao này có sức chứa 6.500 chỗ ngồi, gồm 2 tầng hầm và 4 tầng nổi, diện tích hơn 10.000 m2.
Qua buổi kiểm tra, đánh giá thực tế tại công trình, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị thi công tại công trình phải làm việc độc lập, đảm bảo đúng chuẩn thiết kế của Bộ Xây dựng đã được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu của 1 bệnh viện dã chiến từ khâu nhỏ nhất đến các khu biệt lập.
Cung thể thao Tiên Sơn có phần mặt bằng sân thi đấu bên trong rộng 2.400m2 cộng với diện tích các hành lang, các khán đài (sau cải tạo) có thể bố trí hàng nghìn giường bệnh.
Các tin khác
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk có chỉ đạo về việc thực hiện cách ly xã hội đối với TP Buôn Ma Thuột và các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.
Tối 2.8, Ban Chỉ đạo Quốc gia thông tin về bệnh nhân mắc COVID-19 thứ 6 tử vong tại Việt Nam, là ca bệnh 429. Bệnh nhân này tử vong vì suy tim cấp trên nền bệnh lý nặng và mắc COVID-19.
Từ 0 giờ ngày 3/8, các hoạt động karaoke, vũ trường, massage, quán bar, các lễ hội tập trung đông người trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tạm dừng hoạt động cho đến khi có chỉ đạo mới.
Bệnh nhân 524 và bệnh nhân 475 được xác nhận đã tử vong sáng nay 2-8. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa thông tin về hai trường hợp này.