Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/3/2021 | 2:16:39 PM

Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 được cấp phép tại quốc gia Đông Nam Á này sau các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer, AstraZeneca và Sinofarm.

Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga.

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) của Philippines đã cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga trong trường hợp khẩn cấp.

Đây là loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 được cấp phép tại quốc gia Đông Nam Á này sau các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer, AstraZeneca và Sinofarm.

Trong thông báo ngày 19/3, người đứng đầu FDA Philippines, ông Rolando Enrique Domingo khẳng định vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya của Nga sản xuất có nhiều lợi ích nổi trội so với những nguy cơ tiềm ẩn được biết tới.

Liên quan đến loại vaccine này, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz cũng đã kêu gọi cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu sớm cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V của Nga và các loại vaccine an toàn khác ngừa COVID-19 để bổ sung nguồn cung vaccine cho khối này.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Cơ quan dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đang phân tích dữ liệu hiện có về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.

Các báo cáo trong tuần này cho thấy các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét khởi động các cuộc đàm phán để mua vaccine từ Nga.

Trong khi đó, các nhà phát triển vaccine Nga thông báo họ đã đạt được thỏa thuận sản xuất tại các quốc gia quan trọng của EU, gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước đã đánh giá hiệu quả của Sputnik V là 91,6%.

Việc EU phê duyệt Sputnik V sẽ đánh dấu bước ngoặt thay đổi quan điểm đối với loại vaccine của Nga.

Các thành viên EU là Hungary và Slovakia đã mua Sputnik V trong thời gian chờ đợi quyết định cấp phép sử dụng vaccine này từ EU.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Essen, Đức.

Ngay sau khi Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) tái khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine do hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp bào chế cùng trường Đại học Oxford, Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn tối 18/3 tuyên bố Đức sẽ ngay lập tức nối lại việc tiêm chủng loại vaccine này.

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành quyết định về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca. Hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Bản tin 6h ngày 19/3 của Bộ Y tế cho biết không có ca mắc COVID-19, Việt Nam vẫn có 2.570 bệnh nhân. Hiện cả nước đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho hơn 27.500 người.

Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu Hans Kluge

Ngày 18/3, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại khu vực châu Âu Hans Kluge khẳng định, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca sẽ đem lại lợi ích lớn hơn bất kỳ nguy cơ nào mà các quốc gia đang lo ngại, do đó các nước và vùng lãnh thổ ở châu Âu nên tiếp tục sử dụng loại vaccine này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục