Ngày 24/3, Liên minh châu Âu (EU) đã siết chặt cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, giúp khối này có thêm quyền hạn để ngăn chặn việc xuất khẩu vaccine tới những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao hơn và những nước sản xuất vaccine song không xuất khẩu sang EU.
|
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ.
|
Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 không nhằm vào bất kỳ một nước cụ thể nào.
EC, cơ quan giám sát chính sách thương mại cho 27 nước thành viên EU, đã đề ra một đề xuất mở rộng các biện pháp hiện hành nhằm đảm bảo rằng hoạt động xuất khẩu vaccine theo kế hoạch của các hãng dược phẩm không đe dọa tới nguồn cung vốn đã hạn chế của khối này. Việc cấp giấy phép xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 sẽ dựa trên nguyên tắc "có đi có lại" và tính cân đối liên quan tới tình hình dịch bệnh, tỉ lệ tiêm chủng và tiếp cận vaccine ở những nước tiếp nhận vaccine.
Theo các quan chức EU, cũng có thể áp dụng quy định hạn chế xuất khẩu vaccine trong trường hợp các hãng dược không tuân thủ hợp đồng cung cấp vaccine theo quý song lại dồn dập cung cấp vaccine vào giai đoạn cuối.
Theo ông Dombrovskis, EC sẽ xem xét những yêu cầu cung cấp vaccine ngừa COVID-19 theo từng trường hợp cụ thể. Chương trình này cũng sẽ mở rộng cho 17 nước láng giềng của EU, trong đó có Israel, Na Uy và Thụy Sĩ.
Là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, EU đã lên kế hoạch tiêm chủng từ rất sớm. Trong năm 2020, EU đặt hàng 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 nhà sản xuất và con số này hiện tiếp tục tăng lên gần 3 tỷ liều, cho tổng dân số của EU là 450 triệu người. Tuy nhiên, hiện tại, sau hơn 3 tháng triển khai chiến dịch tiêm chủng, các nước EU đang có dấu hiệu rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine, chủ yếu do tiến độ bàn giao chậm trễ của hãng dược AstraZeneca. Trong khi đó, dịch bệnh tại nhiều nước thành viên đang diễn biến hết sức phức tạp và tỷ lệ nhiễm mới tăng mạnh buộc các chính quyền phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế.
Trong khi EU gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng thì Anh, nước đã rời khỏi EU, lại đạt thành công lớn với gần 50% số người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Điều này đã làm gia tăng căng thẳng giữa EU và Anh, khi Anh đã nhập khẩu hàng triệu liều vaccine từ các nhà máy đặt tại các nước trong EU.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen giải thích rằng việc siết chặt quy định xuất khẩu vaccine là nhằm bảo vệ lượng vaccine khan hiếm cho chính công dân của khối, đồng thời bày tỏ mong muốn Anh cũng cung cấp vaccine. Bà cũng cảnh báo sẽ cấm hãng dược phẩm AstraZeneca xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nếu các nước thành viên EU không được ưu tiên nhận vaccine đầu tiên. Theo Chủ tịch EC, công ty dược phẩm Anh - Thụy Điển nói trên mới chỉ giao 30% trong số 90 triệu liều vaccine AstraZeneca đã thỏa thuận trong quý I.
(Theo Tin tức)
Bộ Y tế cho biết, tính từ 18h ngày 24/3 đến 6h ngày 25/3, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-10 mới. Đến nay, có tổng cộng 1601 ca mắc do lây nhiễm trong nước
Canada ngày 23-3 cho biết vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca an toàn và hiệu quả, khuyến nghị sử dụng trong chương trình tiêm chủng ở nước này, bất chấp những chỉ trích của giới chức y tế Mỹ về "thông tin cũ" của AstraZeneca.
Ngày 23-3, Quốc hội Anh và các cơ quan, công sở khắp cả nước dành một phút mặc niệm vào 12h trưa, tức 19h Việt Nam để tưởng niệm hơn 126.000 người chết vì COVID-19, một con số mà vào thời điểm đầu dịch, ít ai có thể dự đoán được.
Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt, kịp thời việc tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân. Xem xét, tiếp cận các nguồn vắc xin khác nhau. Đánh giá kỹ mức độ an toàn của vắc xin. Tiếp tục nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2022.