Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/4/2021 | 7:48:58 AM

Ngày 11/4, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir và các thành phần dược phẩm hoạt tính của loại thuốc này trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trong nước do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến.

Ảnh minh họa FiercePharma.
Ảnh minh họa FiercePharma.

Mặc dù Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Remdesivir trong quá trình điều trị cho người mắc COVID-19 nhập viện bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh bởi không có bằng chứng cho thấy thuốc này làm tăng cơ hội sống của người bệnh, song nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ vẫn phê duyệt sử dụng thuốc này trong điều trị COVID-19.

Ngày 11/4, Ấn Độ chứng kiến mức tăng kỷ lục trong tuần qua, khi số ca nhiễm COVID-19 mới đã tăng lên con số 152.879 trường hợp. Thân nhân của các bệnh nhân COVID-19 được chứng kiến xếp hàng dài hàng cây số để chờ tới lượt mua Remdesivir bên ngoài một bệnh viện lớn ở bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ khi quốc gia này dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm mới trung bình hàng ngày được ghi nhận trong hơn hai tuần qua.

Remdesivir là thuốc do Tập đoàn Gilead Sciences (Mỹ) sản xuất, được cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp trong điều trị bệnh nhân COVID-19 kể từ tháng 6 năm ngoái.

Được điều chế ban đầu với mục đích điều trị virus Ebola, Remdesivir  là một trong số các loại thuốc thử nghiệm đầu tiên trong phác đồ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Trong các nghiên cứu, thuốc đã cho thấy hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển virus SARS-CoV-2.

(Theo VOV)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Bản tin sáng 12/4 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3 ca mắc COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội và Thái Nguyên.

Hơn 136,5 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

Đến sáng 12/4, thế giới có trên 136,5 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 2,94 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

"Hộ chiếu vắc-xin" đang được xem là một giải pháp giúp khơi thông du lịch, thương mại và vực dậy các nền kinh tế, nhưng vấn đề này lại làm gia tăng vấn nạn "hộ chiếu vắc-xin" giả.

Theo Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 10/4 đến 6h ngày 11/4, Việt Nam không có ca mắc mới. Đến thời điểm này, đã có hơn 58.200 người được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục