Hàn Quốc siết chặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/4/2021 | 2:21:04 PM

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) thông báo quy định bắt buộc đeo khẩu trang bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 12/4.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc.

Theo đó, người dân phải luôn đeo khẩu trang trong không gian kín, bất kể mức độ giãn cách xã hội. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính 100.000 won (gần 90 USD) đối với cá nhân và 1,5 triệu won (hơn 1.300 USD) đối với chủ cơ sở kinh doanh. 

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, không gian kín bao gồm xe buýt, taxi, tàu điện, tàu thủy, máy bay, các loại phương tiện vận chuyển nói chung, bên trong tòa nhà, các công trình xây dựng tách biệt với bên ngoài. Nếu không thể duy trì khoảng cách an toàn 2m trong các hoạt động ngoài trời hoặc nơi tụ tập đông người như biểu tình, buổi biểu diễn, sự kiện, thì người dân cũng phải luôn đeo khẩu trang.
Trường hợp một người bị phát hiện nhiều lần không đeo khẩu trang trong quá trình điều tra dịch tễ hoặc tại cùng một địa điểm thì sẽ bị xử phạt ngay lập tức, không cần nhắc nhở.

Trước đây, địa điểm áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang là khác nhau tùy thuộc vào mức độ giãn cách xã hội. Cụ thể, quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang được áp dụng ở các cơ sở bao gồm trung tâm dạy thêm, phòng đọc sách, cửa hàng trò chơi điện tử khi giãn cách xã hội mức 1; bao gồm cả sân vận động ngoài trời khi giãn cách xã hội ở mức 1,5; và mở rộng áp dụng cho tất cả không gian bên trong, cùng các cuộc biểu tình khi giãn cách xã hội được nâng lên mức 2.

Từ ngày 5/4, Chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu thi hành quy định phòng dịch cơ bản, bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang tại 33 cơ sở bao gồm quán rượu, vũ trường, hoạt động giao hàng tận nhà, phòng karaoke, hội trường biểu diễn trong nhà, bất kể mức độ giãn cách xã hội. Quy định bắt buộc phải đeo khẩu trang lần này của Chính phủ Hàn Quốc được đơn giản hóa nhưng siết chặt hơn so với quy định trước đây.

Cũng theo KDCA, nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lan rộng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí như quán rượu, quán bar, vũ trường ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận cùng thành phố Busan sẽ phải tạm dừng hoạt động kinh doanh từ ngày 12/4.

Sáng cùng ngày, Hàn Quốc đã xác nhận thêm 587 ca nhiễm mới, trong đó có 560 ca lây nhiễm trong nước và 27 ca nhập cảnh, nâng tổng số ca bệnh lên 110.146 ca. Số ca mắc mới ở nước này đang có xu hướng gia tăng, liên tục ở mức trên 500 ca/ngày trong những ngày gần đây.

(Theo Tin tức)

Các tin khác

Sáng 12/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái đã tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho các cán bộ sẽ tham gia công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi, Trung tâm Y tế thành phố và các cơ sở tiêm chủng tư nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Tiêm vaccine COVIVAC cho tình nguyện viên.

COVIVAC là vaccine thứ 2 của Việt Nam tham gia thử nghiệm lâm sàng, do Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái vừa tiếp nhận 4.500 liều vắc xin AstraZeneca phòng COVID-19 từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án Tiêm chủng mở rộng. Vậy Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái thực hiện việc tiếp nhận và bảo quản, triển khai tiêm vắc xin và đối tượng theo thứ tự ưu tiên như thế nào? Để hiểu rõ về vấn đề này, phóng viên Báo Yên Bái có cuộc trao đổi với Thạc sỹ, bác sỹ Chuyên khoa II Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Ảnh minh họa FiercePharma.

Ngày 11/4, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir và các thành phần dược phẩm hoạt tính của loại thuốc này trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trong nước do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục