Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam: Quan trọng nhất vẫn là kiểm soát các ổ dịch

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/7/2021 | 6:17:45 AM

Theo Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, trong giai đoạn dịch phức tạp như hiện nay tại Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là kiểm soát các ổ dịch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đánh giá về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp chống dịch của Việt Nam hiện nay, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: "Việt Nam đang đi đúng hướng trong việc kiểm soát dịch. Việt Nam đã làm rất tốt việc xây dựng kế hoạch ứng phó quốc gia sớm đối với COVID-19 ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch. Đặc biệt là việc lên các kịch bản khác nhau cho những tình huống khẩn cấp từ đó huy động nguồn lực cần thiết.

Điều này giúp Chính phủ luôn chủ động trong việc lập kế hoạch chiến lược để ứng phó. Người dân được thông tin kịp thời và đồng lòng, hợp tác với các chính sách ấy. Đây là yếu tố kiểm soát dịch rất quan trọng. Các tổ chức phi Chính phủ cũng đã làm việc rất tích cực với các cơ quan quốc tế để kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ, cả cơ động và đa phương khi cần thiết.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch đang phức tạp hơn, đặc biệt là ở khu vực phía Nam thì sẽ cần nhiều thời gian hơn để kiểm soát. WHO cũng đã và đang hợp tác chặt chẽ với Bộ Y tế Việt Nam, nhất là trong việc cập nhật những nghiên cứu, kỹ thuật y khoa mới nhất để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam".

Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam: Quan trọng nhất vẫn là kiểm soát các ổ dịch - Ảnh 1.

Cũng theo Tiến sĩ Kidong Park: "Bài học quan trọng nhất mà thế giới có được trong ứng phó với đại dịch COVID-19 từ trước đến nay đó chính là: Cần có một hệ thống y tế mạnh với nguồn lực bền vững đủ để chuẩn bị cho tất cả những tình huống khẩn cấp về y tế. Với giai đoạn dịch diễn biến phức tạp như hiện nay tại Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là kiểm soát các ổ dịch bao gồm truy vết, xét nghiệm, khoanh vùng và cách ly nhanh. 

Việc giãn cách xã hội cần thực hiện sau khi đánh giá những rủi ro về dịch bệnh tại địa phương cụ thể và ảnh hưởng của nó tới kinh tế, phúc lợi chung của xã hội. Việc truyền thông cho công chúng cần kịp thời, nhất quán và đáng tin cậy để đảm bảo rằng mọi người hiểu nỗ lực và tầm quan trọng của các chính sách đang thực hiện.

Việc triển khai tiêm chủng cũng phải rất chiến lược. Trong tình hình nguồn cung hạn chế như hiện nay, ưu tiên nên là nhân viên tuyến đầu như Việt Nam đang làm. Tiếp nữa là đảm bảo người cao tuổi và các nhóm dân số dễ bị tổn thương để bảo vệ họ khỏi bệnh tật nghiêm trọng và tử vong. Tất cả các biện pháp phòng dịch cần tiếp tục được thực hiện nghiêm lúc này như khuyến cáo 5K của Bộ Y tế Việt Nam".

(Theo VTV)

Các tin khác
Ca mắc sáng 26/7.

Sáng 26/7: Thêm 2.708 ca mắc COVID-19, tổng số mắc tại Việt Nam đến nay hơn 101.000 ca.

Lãnh đạo xã Mường Lai, huyện Lục Yên tặng quà động viên lực lượng tại chốt kiểm dịch trên địa bàn xã.

Từ 18h ngày 25/7 đến 6h ngày 26/7, Yên Bái thực hiện 115 mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên tại chốt kiểm dịch; lũy kế đến nay là 13.601 mẫu. Yên Bái chưa ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (phải) tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 Moderna tại sân bay Nội Bài.

Chiều tối 25/7, máy bay chở 1,5 triệu liều vaccine COVID-19 Moderna đã hạ cánh xuống sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Qua xét nghiệm sàng lọc, Bệnh viện Phổi Hà Nội đã phát hiện 14 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Ngay sau khi nhận được thông báo của CDC Hà Nội 9/14 ca có kết quả khẳng định dương tính, vào 18h tối nay, bệnh viện Phổi Hà Nội đã tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục