Bộ Công Thương giục các địa phương cho shipper hoạt động trở lại

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/7/2021 | 4:08:51 PM

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết đang tăng cường làm việc với các địa phương, hối thúc việc duy trì phương thức giao nhận thương mại điện tử, trong đó có shipper.

Bộ Công Thương đề nghị cho shipper hoạt động trở lại.
Bộ Công Thương đề nghị cho shipper hoạt động trở lại.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội, việc cung ứng nông sản, hàng hóa thiết yếu tại khu vực TPHCM và các tỉnh phía Nam chịu áp lực rất lớn.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã cùng các sàn thương mại điện tử (TMĐT) phối hợp lên phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tăng cường nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực cho thành phố.

Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, hiện nay, việc hạn chế nhân viên giao nhận hàng hóa thương mại điện tử đã phần nào cắt đứt chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, khiến người dân phải đến các siêu thị, chợ truyền thống, ra đường gây nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Do đó, Bộ Công Thương ủng hộ phương án các địa phương cho phép hệ thống logistics của các sàn thương mại điện tử tiếp tục được hoạt động bình thường trong địa bàn của mình.

Để được hoạt động, công ty giao nhận phải đăng ký danh sách nhân viên hoạt động với Sở Giao thông Vận tải. Nhân viên được đăng ký phải có hợp đồng lao động. Sở Giao thông Vận tải sẽ cấp thẻ hoạt động, hoặc tin nhắn xác nhận hoạt động... tùy theo từng địa phương.

Còn các shipper của các sàn thương mại điện tử sẽ được sàn đăng ký trực tiếp với Sở Giao thông Vận tải. Nếu sàn thương mại điện tử có các đối tác vận chuyển như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, J&T Express, AhaMove... thì sàn phải làm việc với hãng giao nhận, đăng ký danh sách với Sở.

Sàn thương mại điện tử phải đứng ra đăng ký danh sách shipper cho hãng giao nhận là đối tác của mình. Đối tác chỉ được vận chuyển hàng cho sàn, không được vận chuyển bất kỳ loại hàng hóa nào khác.

Nếu siêu thị, nhà cung ứng thực phẩm có nhu cầu thuê đối tác vận chuyển hàng hóa, thì siêu thị, nhà cung ứng thực phẩm phải đứng ra đăng ký shipper với Sở Giao thông vận tải. Shipper phải có hợp đồng lao động và chỉ được vận chuyển hàng hóa cho siêu thị, nhà cung ứng thực phẩm mà thôi.

"Với việc xây dựng tổ chức phương án trên, một mặt cơ quan địa phương vẫn quản lý được nhân viên giao nhận thương mại điện tử thông qua các Sàn thương mại điện tử và các Công ty giao nhận thương mại điện tử đăng ký, mặt khác đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của người dân, hạn chế việc người dân ra đường và giảm áp lực đối với hệ thống phân phối truyền thống trong bối cảnh dịch bệnh", ông Hải nói.

Cũng theo ông Hải, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang tăng cường làm việc với các địa phương, hối thúc việc duy trì phương thức giao nhận thương mại điện tử, trong đó có shipper.

(Theo LĐO)

Các tin khác

Sau 50 ngày không phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tỉnh Lạng Sơn vừa ghi nhận chùm ca bệnh có 5 trường hợp dương tính nCoV tại khu vực cửa khẩu.

Sau hơn một năm kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt, Thái Lan đối diện với làn sóng thứ 3 nghiêm trọng khi số ca bệnh tăng phi mã trong thời gian qua (Ảnh minh họa)

Thái Lan tiếp tục trải qua ngày "u ám" vì dịch bệnh, khi nước này ghi nhận kỷ lục kép với số ca mắc Covid-19 trong 24h và số trường hợp tử vong đều tăng vọt lên mức cao chưa từng có.

Ảnh minh họa

Số vắc xin này đã được AstraZeneca chuyển về TPHCM sáng 29/7. Trong tháng 7, công ty này đã chuyển cho Việt Nam gần 3,4 triệu liều vắc xin.

Tiêm vaccine COVID-19 ở Indonesia.

Indonesia phát hiện 3 ca nhiễm biến thể Delta Plus, biến thể có khả năng lây lan nhanh, hôm 28.7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục