Tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong ở Việt Nam cao hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới. GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng tổ điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng cho biết, trong đợt dịch đang diễn ra, tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại nước ta liên tục tăng có nguyên nhân đặc biệt với biến thể Delta, sự biến chuyển bệnh rất nhanh.
|
Điều trị bệnh nhân COVID-19 ở TPHCM
|
Thực tế virus SARS-CoV-2 không chỉ tấn công phổi, gây tổn thương phổi mà còn tấn công hàng loạt cơ quan trong cơ thể. Theo chuyên gia đầu ngành về hồi sức, virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách.
Cụ thể, virus này tấn công trực tiếp vào các cơ quan hoặc tấn công gián tiếp qua cơ chế miễn dịch, làm tăng yếu tố kháng đông, giảm yếu tố giảm đông, cuối cùng hình thành huyết khối ở cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.
Vì vậy, để hạn chế tử vong cần làm tốt cả 2 việc, hạn chế số lượng người nhiễm mới và hạn chế số lượng bệnh nhân nhẹ chuyển nặng. GS.TS Nguyễn Gia Bình khuyến nghị có thể áp dụng lọc máu hấp phụ ngay khi bệnh nhân thở HFNC, không đợi đến khi thở máy, ECMO. Can thiệp lọc máu hấp phụ trong điều trị bệnh nhân COVID-19.
Các chuyên gia nhận định, việc thiếu thốn các thiết bị lọc máu liên tục CRRT dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao hơn so với các nước trong khu vực. Do đó GS.TS Nguyễn Gia Bình cũng khẳng định: "Tận dụng tất cả các thiết bị làm sạch máu sẵn có như máy lọc hấp phụ, máy thận nhân tạo để tiến hành lọc hấp phụ sớm cho bệnh nhân. Đó không chỉ là cơ hội cho người bệnh mà còn là cơ hội cho ngành y tế Việt Nam nhanh chóng khống chế và vượt qua đại dịch”.
Theo TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), việc lọc máu trên máy hấp phụ hoặc máy thận nhân tạo sẽ rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn 4 tiếng so với 24 tiếng trên máy lọc liên tục.
Như vậy với 1 máy CRRT 1 ngày chỉ có thể phục vụ cho 1 bệnh nhân thì với máy hấp phụ hoặc máy thận nhân tạo, 1 ngày có thể lọc cho 6 bệnh nhân. Thiết bị đơn giản, rẻ tiền, dễ vận hành nhưng lại tăng công suất điều trị lên tới 600%.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Số ca mắc vẫn đang tăng, bệnh nhân nặng nguy kịch và số ca tử vong vẫn đang là thách thức đối với ngành y tế. Rất nhiều biện pháp đã được áp dụng trong thời gian vừa qua.
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, chúng ta chưa bao giờ khẳng định các biện pháp sẽ luôn luôn đúng, chúng ta phải có những thay đổi, đặc biệt là những hướng dẫn, khuyến cáo chuyên môn, các bằng chứng khoa học phải được cập nhật để có những thay đổi cho phù hợp với tình hình diễn biến của dịch”.
(Theo TP)
Sáng 29/8, CDC Hà Nội cho biết, TP Hà Nội vừa có thêm 33 ca nghi mắc COVID-19, trong đó 2 ca tại cộng đồng, 31 ca được cách ly và trong khu vực phong tỏa.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, từ 18h ngày 28 đến 6h ngày 29/8, Yên Bái ghi nhận 15 trường hợp (TH) từ Hà Nội về, thực hiện cách ly y tế tập trung. Lũy kế 4.942 TH.
Đến nay, Việt Nam ghi nhận 422.469 ca mắc COVID-19, trong đó 210.989 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Các Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) COVID-19 của Bộ Y tế thiết lập đã cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch, ở lằn ranh "sinh -tử"
Quy định trên được ban hành từ ngày 27/8, tuy nhiên sẽ được công bố chính thức vào ngày 30/8 và cả sáu quốc gia trong danh sách hiện đều ghi nhận số ca mắc COVID-19 đang tăng cao.