Virus đột biến 30 lần trong cơ thể bệnh nhân HIV mắc Covid-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/9/2021 | 9:25:43 AM

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tiềm tàng khiến châu Phi trở thành nơi xuất hiện nhiều biến chủng mới của virus SARS-CoV-2, sau khi nghiên cứu trường hợp một bệnh nhân HIV mắc Covid-19.

Châu Phi đang đối mặt với việc thiếu nguồn cung vắc xin Covid-19 trầm trọng
Châu Phi đang đối mặt với việc thiếu nguồn cung vắc xin Covid-19 trầm trọng

Châu Phi là lục địa được tiêm chủng ít nhất thế giới và cũng là nơi xuất hiện nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 như biến chủng Delta được tìm thấy ở Nam Phi, Eta ở Nigeria và gần đây nhất là C.1.2 cũng từ Nam Phi.

Theo Bloomberg, các nhà khoa học đã tìm ra lý do để giải thích cho sự xuất hiện của nhiều biến chủng ở châu Phi. Đây cũng là khu vực có nhiều người mắc bệnh suy giảm miễn dịch nhất thế giới, trong đó có HIV/AIDS.

Nghiên cứu về một phụ nữ dương tính với HIV ở Nam Phi cho thấy, virus SARS-CoV-2 đã tồn tại trong cơ thể bệnh nhân 216 ngày và đột biến đáng kể. Tại một hội nghị về miễn dịch học, Tulio de Oliveira, giáo sư điều hành các tổ chức giải trình tự gen tại 2 trường đại học ở Nam Phi, cho biết số lần đột biến lên tới 30 lần.

Nam Phi là nơi có nhiều người mắc HIV lớn nhất thế giới, với khoảng 8,2 triệu người bị nhiễm virus có nguy cơ mắc bệnh suy giảm miễn dịch. Các nước lân cận như Botswana, Zimbabwe và Eswatini cũng có tỷ lệ lây nhiễm HIV rất cao.

Châu Phi đối mặt với tình hình bệnh dịch cao hơn so với phần còn lại của thế giới. Dịch bệnh tràn lan cùng với tình trạng nghèo đói khiến hàng triệu người ở châu lục này ít có khả năng chống chọi với các bệnh truyền nhiễm. Trong khi đó, virus SARS-CoV-2 tồn tại trong vật chủ càng lâu, nó càng có khả năng đột biến.

"Có bằng chứng cho thấy, việc nhiễm bệnh kéo dài ở những người bị suy giảm miễn dịch là một cơ chế cho sự xuất hiện của các biến chủng SARS-CoV-2", giáo sư de Oliveira nói.

Hiện chỉ có một phần nhỏ trong 1,2 tỷ dân châu Phi được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin Covid-19. Tỷ lệ tiêm chủng cao hơn có thể làm giảm sự lây lan của dịch bệnh và trong hầu hết trường hợp, có thể ngăn các ca bệnh tiến triển nghiêm trọng và kéo dài. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ hình thành đột biến mới.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Phi Matshidiso Moeti ngày 16/9 cảnh báo, châu Phi có nguy cơ trở thành nơi sinh sôi các biến chủng kháng vắc xin Covid-19 do thiếu hụt vắc xin và tỷ lệ tiêm chủng thấp.

"Sự bất bình đẳng đáng lo ngại và sự chậm trễ nghiêm trọng trong việc giao các lô vắc xin có nguy cơ biến các khu vực ở châu Phi thành nơi sinh sôi của các biến chủng kháng vắc xin", quan chức WHO cảnh báo, đồng thời cho rằng tình trạng này có thể đưa cả thế giới trở lại điểm xuất phát.

WHO cho biết châu Phi đang có nguy cơ thiếu 470 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm nay, sau khi sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu COVAX thông báo sẽ không thể chuyển đủ số vắc xin tới châu lục này như kế hoạch ban đầu vì nguồn cung hạn chế. COVAX sẽ chuyển tới châu Phi ít hơn 150 triệu liều vắc xin so với dự kiến.

Với số vắc xin dự kiến về châu Phi trong năm nay, sẽ chỉ có khoảng 17% dân số của châu lục này được tiêm chủng vào cuối năm nay, so với mốc 40% mà WHO đặt mục tiêu trước đó. WHO tuần trước cho biết châu Phi đã vượt mốc 8 triệu ca mắc Covid-19.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Xe xét nghiệm phòng chống dịch do Quân đội thiết kế, chế tạo, cải hoán.

Sau 25 ngày thiết kế, chế tạo, cải hoán thành công, 5 xe labo xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Quốc phòng nghiệm thu, chuẩn bị đưa vào sử dụng ở vùng dịch.

Ảnh minh họa.

Cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng... được hoạt động trở lại.

Những người sùng đạo ngâm mình trong nước sông Hằng trong lễ Kumbh Mela ở bang Uttarakhand, Ấn Độ.

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Philippines, Iran, Thái Lan vẫn là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này.

Người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị 103 được đo thân nhiệt và sát khuẩn tay.

Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành gây tổn hại vô cùng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe cũng như mọi mặt của đời sống xã hội. Đến nay, dịch bệnh nguy hiểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị. Để hạn chế sự lây lan, giảm số người mắc và số ca tử vong, một trong những biện pháp quan trọng nhất chính là tiêm phòng vắc-xin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục