Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại 3 biến thể của virus SARS-CoV-2 gồm Eta, Iota và Kappa khỏi danh sách "biến thể cần quan tâm".
|
Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO
|
Cả 3 biến thể này từng được coi là các biến thể cần quan tâm bởi nguy cơ dễ lây lan và khả năng gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự hiện diện của các biến thể này trên thế giới cũng như ở một số quốc gia đã suy giảm khiến các quan chức WHO tin rằng chúng không còn là một mối đe dọa y tế công cộng đáng kể nữa.
"Các biến thể cần quan tâm này đã bị các biến thể đáng lo ngại áp đảo. Chúng không còn duy trì khả năng lây lan mạnh mẽ nữa", bà Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO cho hay.
Kappa là biến thể đầu tiên trong 3 biến thể trên được phát hiện và được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 10/2020, sau đó, biến thể Iota được phát hiện ở Mỹ vào tháng 11/2020 và biến thể Eta được phát hiện ở nhiều quốc gia vào tháng 12/2020. Eta và Iota dường như lây lan nhanh hơn Kappa và được đưa vào danh sách biến thể cần quan tâm vào tháng 3/2021. Tháng 4/2021, Kappa cũng được đưa vào danh sách này.
Iota đã cho thấy nó là biến thể phổ biến nhất trong 3 biến thể mặc dù chỉ đạt tỷ lệ lây nhiễm cao nhất là 3% trong tổng số mẫu bệnh phẩm được giải trình tự. Tỷ lệ lây nhiễm đạt đỉnh của Kappa là 1% trong khi Eta thậm chí chưa bao giờ chạm ngưỡng 1%. Cả 3 biến thể trên đều đã giảm đáng kể mức độ lây nhiễm khi chỉ lây lan ở mức độ thấp hoặc không còn hiện diện ở những khu vực từng ghi nhận ca mắc.
Mặc dù WHO không còn coi Kappa, Iota và Eta là những biến thể cần quan tâm nữa bởi chúng không được coi là mối đe dọa toàn cầu nhưng chúng vẫn nằm trong danh sách của một số quốc gia. Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) hiện không chỉ định biến thể nào cần quan tâm.
Với việc loại bỏ các biến thể Kappa, Iota và Eta, chỉ có 2 biến thể là Lambda và Mu nằm trong danh sách biến thể cần quan tâm của WHO. Một biến thể được coi là biến thể cần quan tâm khi nó có khả năng lây nhiễm cao hơn, nguy hiểm hơn hoặc có thể thoát khỏi các biện pháp xét nghiệm hay điều trị, cũng như lây nhiễm đáng kể trong một khu vực hay nhiều quốc gia.
Cả biến thể Mu và Lambda được cho là đều có những đặc điểm kháng vaccine. Tuy nhiên, cả 2 biến thể này đều không thể trở thành biến thể vượt trội và bị áp đảo bởi biến thể Delta.
Bà Van Kerkhove cũng lưu ý, việc phân loại các biến thể có thể thay đổi dựa trên sự lây lan của nó, do đó, biến thể Kappa, Iota và Eta vẫn có thể được đưa trở lại danh sách biến thể cần quan tâm.
(Theo Dân Trí)
Bộ phim tài liệu "Ngày con chào đời" khắc họa quá trình vượt cạn đầy nước mắt của các sản phụ bị mắc Covid-19 và cuộc chiến giành giật sự sống của những sinh linh bé nhỏ nơi tâm dịch.
Yên Bái tự hào là một trong số ít tỉnh nằm trong “vùng xanh” an toàn trên bản đồ Covid - 19 tại Việt Nam. Phát huy vai trò là lực lượng đi đầu, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tích cực chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống Covid-19 trong các cấp hội và cơ quan chuyên trách của hội, đóng góp tích cực vào thành quả phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh.
Đến sáng 23/9, thế giới có trên 230,6 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 4,72 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.
Báo Khmer Times ngày 22-9 cho biết Campuchia chuẩn bị bước vào chiến dịch tiêm chủng Covid-19 giai đoạn 5, trong đó tiêm mũi tăng cường thứ ba cho người dân.