Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ mua thêm 500 triệu liều vắc-xin COVID-19 để tặng cho các quốc gia khác, trong bối cảnh Washington đang chịu áp lực ngày càng lớn về việc chia sẻ nguồn cung vắc-xin với thế giới.
|
Tổng thống Biden tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.
|
Thông báo trên được Tổng thống Joe Biden đưa ra trong một cuộc họp trực tuyến nhằm thúc đẩy tỉ lệ tiêm chủng toàn cầu, với sự tham gia của lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Canada, Indonesia, Nam Phi cũng như người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Theo Reuters, những liều vắc-xin Pfizer/BionTech sản xuất tại Mỹ sẽ được chuyển đến các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Một nguồn thạo tin cho biết Mỹ sẽ chi trả khoảng 7 USD cho mỗi liều vắc-xin.
Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ cung cấp 370 triệu USD để hỗ trợ việc tiêm vắc-xin, và hơn 380 triệu USD để giúp Liên minh Vắc xin Toàn cầu (GAVI) xử lý việc phân phối vắc-xin ở những khu vực có nhu cầu cao.
Lô vắc-xin bổ sung này (dự kiến bắt đầu chuyển giao tới các nước từ tháng 1/2022) sẽ nâng tổng số liều vắc-xin mà Mỹ tặng cho thế giới lên 1,1 tỉ liều. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp so với mục tiêu khoảng 6 tỉ liều mà các chuyên gia WHO ước tính để có thể phủ vắc-xin trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là nhóm các quốc gia đang phát triển và kém phát triển.
Peter Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Baylor ở bang Texas (Mỹ) cho biết, việc Mỹ tặng vắc-xin rất được hoan nghênh nhưng vẫn chưa đủ, vì vắc-xin Pfizer rất khó bảo quản, đặc biệt ở những quốc gia còn thiếu thốn về cơ sở hạ tầng.
Với tổng số 670.000 ca tử vong do COVID-19 ở Mỹ, Tổng thống Biden nhấn mạnh ưu tiên của Nhà Trắng là tiêm chủng cho người dân nước này. Tuy nhiên, sự lây lan của biến thể Delta và làn sóng phản đối sự mất cân bằng trong phân phối vắc-xin đã tạo áp lực buộc Washington phải hành động nhiều hơn nữa, theo AP.
Trước đó, hồi tháng 6/2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đồng ý mua 500 triệu vắc-xin để tặng cho các quốc gia khác. Theo điều khoản của hợp đồng này, Mỹ sẽ trả cho Pfizer/BionTech khoảng 3,5 tỉ USD, tương đương 7 USD/liều.
Việc phân phối lô vắc-xin đầu tiên đã được Mỹ thực hiện từ tháng 8/2021.
(Theo TPO)
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nam sáng 23/9 ghi nhận 14 ca dương tính nCoV, là học sinh và công nhân công ty xi măng Bút Sơn; Hà Nội thêm 5 ca.
Sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) vừa đón chuyến bay đưa khách có "hộ chiếu vắc xin" từ Pháp về Việt Nam. Đây cũng là chuyến bay cuối cùng trong đợt triển khai thí điểm đón khách theo diện này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã loại 3 biến thể của virus SARS-CoV-2 gồm Eta, Iota và Kappa khỏi danh sách "biến thể cần quan tâm".
Bộ phim tài liệu "Ngày con chào đời" khắc họa quá trình vượt cạn đầy nước mắt của các sản phụ bị mắc Covid-19 và cuộc chiến giành giật sự sống của những sinh linh bé nhỏ nơi tâm dịch.