Biến chủng R.1 nguy hiểm đã lan tới 35 nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/9/2021 | 3:00:42 PM

Thống kê mới nhất cho thấy R.1, biến chủng SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học lo ngại là có thể dễ lây nhiễm hơn các biến thể khác và giảm hiệu quả vắc xin Covid-19, đã xuất hiện ở 35 nước trên thế giới.

R.1 bị quan ngại có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể tạo ra từ việc tiêm vắc xin
R.1 bị quan ngại có thể làm giảm hiệu quả của kháng thể tạo ra từ việc tiêm vắc xin

Newsweek đưa tin, chủng R.1 hiện đã được phát hiện ở 35 quốc gia và 2 vùng lãnh thổ của Mỹ. Trước đó, truyền thông Mỹ cho hay, biến chủng này đã xuất hiện tại 47 bang của Mỹ.

Lần đầu bị phát hiện ở Nhật Bản, R.1 có chứa đột biến có thể giúp nó vượt qua rào cản kháng thể có ở những người đã tiêm chủng đầy đủ. R.1 đã gây ra một "ổ dịch" 45 người ở một nhà dưỡng lão tại bang Kentucky, Mỹ với phần lớn số ca bệnh là người đã tiêm vắc xin trước đó.

Tính đến ngày 22/9, có 10.567 ca bệnh liên quan tới R.1 bị phát hiện trên khắp thế giới, theo trang Outbreak.info và nền tảng chia sẻ dữ liệu virus GISAD. Mỹ và Nhật Bản là 2 nước ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan tới chủng R.1 nhất, lần lượt là 2.259 và 7.519.

Con số hơn 10.000 ca là rất nhỏ nếu so sánh với số ca bệnh gây ra bởi các chủng khác, ví dụ như Delta, chủng SARS-CoV-2 đang chiếm thế áp đảo toàn cầu hiện tại. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn cảnh báo R.1 nên được theo dõi kỹ càng, viện dẫn nguy cơ nó có thể gây ra.

Cựu giáo sư đại học Y Harvard (Mỹ) William A. Haseltine cho rằng, các đột biến tìm thấy trên R.1 có thể khiến mầm bệnh lây lan dễ hơn, cũng như "tăng khả năng chống lại kháng thể". Theo Newsweek, điều này có nghĩa là 5 đột biến trên R.1 có nguy cơ giúp nó né tránh những kháng thể được tạo ra bằng cách tiêm vắc xin và ở những người đã bị mắc Covid-19 và đã bình phục.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), R.1 chứa đột biến W152L ở gai protein. Đột biến này nhắm mục tiêu vào các kháng thể và có thể làm giảm hiệu quả của chúng.  

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tiếp tục theo dõi các chủng virus và phân loại chúng dựa trên tốc độ lây lan. Hồi đầu tuần này, các chủng Eta, Iota và Kappa đã bị hạ cấp từ "biến thể cần quan tâm" xuống "biến thể được theo dõi" vì chúng đã bị yếu thế hơn trong việc lây lan nếu so với các chủng khác.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Tính từ 6h00 đến 12h00 ngày 24/9, Hà Nội ghi nhận 04 ca mắc mới, trong đó có 01 ca tại khu vực ổ dịch cũ tại quận Hai Bà Trưng và 03 ca tại khu cách ly.

Vabiotech gia công sản xuất vaccine Sputnik V.

Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế vừa công bố sản xuất thành công lô vaccine Sputnik V (Gam-COVID-Vac) đầu tiên tại Việt Nam.

Điểm tiêm vaccine tại Nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh).

Số vaccine COVID-19 này do Bộ Y tế phân bổ để tiêm mũi 2 cho người dân TP Hồ Chí Minh. Trong ngày 24/9, số vaccine này sẽ được chuyển ngay cho các quận huyện.

Tối 23-9, Bộ Y tế Singapore công bố thêm 1.504 ca nhiễm mới

Tối 23-9, Bộ Y tế Singapore công bố thêm 1.504 ca nhiễm mới. Đây là số ca kỷ lục của quốc gia này kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục