Thế nào là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/9/2021 | 10:45:36 PM

Hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" nhằm mục tiêu, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

Rất nhiều biển thông báo về thông điệp 5K trong bối dịch Covid-19-
Rất nhiều biển thông báo về thông điệp 5K trong bối dịch Covid-19-

Hai mục tiêu của hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Hướng dẫn được xây dựng căn cứ trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, kinh nghiệm và lộ trình mở cửa của gần 40 nước, thực tiễn và quy định phòng, chống dịch tại Việt Nam và tiếp thu ý kiến góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia, các bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp.

Thế nào là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"? - Ảnh 1.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế: Thích ứng ở đây là ở mức bình thường mới, có nghĩa là chúng ta không theo đuổi không có ca mắc COVID-19 mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng để tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sinh hoạt của người dân.

"Hướng dẫn nhằm mục tiêu, hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc và tử vong do COVID-19; bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân; khôi phục và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"- Cục trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Giải thích về việc "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Dự thảo hướng dẫn đã cho phép nhiều hoạt động được thực hiện kể cả khi có dịch.

Thích ứng an toàn có nghĩa là chúng ta không theo đuổi mục tiêu không có ca mắc COVID-19 mà chấp nhận có số ca mắc nhất định trong cộng đồng nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sinh hoạt của người dân.

Tuy nhiên cần duy trì và tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và điều chỉnh linh hoạt với thực tiễn; Các trường hợp mắc trong cộng đồng vẫn cần phải phát hiện sớm, khoanh vùng ở phạm vi hẹp nhất có thể, cách ly, điều trị kịp thời; Các trường hợp F1 vẫn cần được cách ly phù hợp để ngăn chặn nguồn lây nhiễm. 

Về phía người dân vẫn cần tuân thủ nguyên tắc 5K.

"Nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp này thì việc mở cửa không có kiểm soát sẽ gây ra hệ luỵ rất lớn đối với sức khoẻ và tính mạng của người dân, có nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong"-PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương nói.

Các chỉ số đánh giá cấp độ dịch COVID-19 và áp dụng các biện pháp đáp ứng phù hợp

Dự thảo hướng dẫn có 5 chỉ số, điều kiện khả thi để triển khai tại cấp xã phường cơ bản gồm:

03 chỉ số nền, bắt buộc nhằm giảm tỷ lệ tử vong cũng như đảm bảo cho hệ thống y tế có thể sẵn sàng đáp ứng ở mức độ dịch cao nhất. 02 chỉ số phân loại cấp độ dịch

Thế nào là "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19"? - Ảnh 2.

Tại dự thảo hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", có chỉ tiêu 80% người trên 50 tuổi được tiêm đủ liều vaccine.

Cục trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết căn cứ vào các chỉ số này,  để phân loại các cấp độ dịch, gồm 4 cấp: nguy cơ thấp (bình thường mới); nguy cơ trung bình; nguy cơ cao; nguy cơ rất cao.

Hướng dẫn này sẽ là hướng dẫn khung, trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch tại cấp xã hoặc quy mô nhỏ hơn như thôn, xóm, tổ đội, khóm, ấp, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng gồm biện pháp hành chính, biện pháp y tế, cũng như biện pháp đối với cá nhân người dân.

Hiện dự thảo hướng dẫn vẫn đang được tiếp tục lấy ý kiến, Bộ Y tế trên tinh thần tiếp thu hoàn chỉnh sớm trình Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Các địa phương trên địa bàn huyện Yên Bình đẩy mạnh tuyên truyền về chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 7 ( tháng 9/2021).Ảnh: Kiều Mười

Hôm nay, Yên Bái tiếp tục triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đợt 7 với 90 điểm tiêm chủng trong toàn tỉnh, tổng số 3.226 người tham gia chiến dịch, đã tiêm cho 38.185 người. Lũy kế từ 22/4 đến nay có 169.430 người đã tiêm vắc xin (trong đó có 48.388 người được tiêm đủ 2 mũi).

Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mù Cang Chải tiêm vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân.

Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, hôm nay - 26/9, tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đợt 7 trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố.

Các lượng lực chức đo thân nhiệt cho người dân

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, ngày hôm nay- 26/9, Yên Bái ghi nhận 174 trường hợp (TH) về từ các tỉnh có dịch.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 26/9

Bản tin dịch COVID-19 ngày 26/9 của Bộ Y tế cho biết có thêm 10.011 ca mắc COVID-19, riêng TP HCM đã chiếm hơn một nửa với 5.121 ca. Trong ngày có 11.477 bệnh nhân khỏi, cao hơn số mắc 1.466 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục