Đề nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho học sinh, sinh viên để sớm được đến trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/10/2021 | 3:22:39 PM

Dịch bệnh ảnh hưởng lớn đến các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, thiếu chi phí để cho giáo viên, nhân viên nhằm duy trì hoạt động.

Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đề nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho học sinh, sinh viên để sớm được đến trường
Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội đề nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho học sinh, sinh viên để sớm được đến trường

Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội vừa có báo cáo chuyên đề về một số tác động của dịch Covid-19 đối với các lĩnh vực giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao, du lịch; thông tin, truyền thông; tín ngưỡng, tôn giáo và đối tượng thanh niên và trẻ em gửi các đại biểu Quốc hội chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV.

Theo Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã có nhiều tác động tiêu cực đến ngành giáo dục. Trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên đã phải tạm dừng đến trường trong nhiều tháng liên tiếp. Nhiều giáo viên, trẻ em, học sinh bị nhiễm Covid-19.

Đối với giáo dục mầm non, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục cho biết bị gián đoạn trong thời gian dài, ảnh hưởng nhiều đến nền nếp, thói quen, chế độ sinh hoạt theo độ tuổi của khoảng 4 triệu trẻ em, nhất là ở các khu đô thị, địa phương có khu công nghiệp.

Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thiếu kinh phí để chi trả cho giáo viên, nhân viên và duy trì hoạt động; một số cơ sở có nguy cơ bị đóng cửa. Nhiều giáo viên mầm non bị mất việc làm, gặp nhiều khó khăn.

Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục đánh giá, việc triển khai học tập trực tuyến do đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến chất lượng học tập của học sinh. Mặc dù nhiều học sinh đã khá thích ứng với việc học qua truyền hình, internet, tuy nhiên, hình thức trực tuyến chủ yếu phù hợp với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi.

Báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục cho thấy, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng lớn. Một số cơ sở giáo dục tổ chức dạy trực tuyến nhưng nguồn thu từ học phí không đủ trang trải chi phí; nhiều trung tâm ngoại ngữ, tin học phải đóng cửa hoặc giải thể. Số lượt người tham gia học tập các chương trình giáo dục thường xuyên giảm.

Đối với giáo dục đại học, hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và công tác tài chính của cơ sở giáo dục đại học gặp nhiều khó khăn. Việc thay đổi hình thức đào tạo có ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện chương trình đào tạo.

Báo cáo từ địa phương cho thấy cha mẹ học sinh lo lắng về chất lượng dạy học, sức khỏe của học sinh khi học trực tuyến. Nhiều gia đình không có điều kiện để mua các thiết bị phục vụ cho học trực tuyến; nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc tổ chức quản lý, giám sát, chăm sóc, hướng dẫn con em mình học tập.

Từ thực tế nêu trên, Đảng đoàn Quốc hội đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ưu tiên tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ, viên chức, người lao động ngành giáo dục, sinh viên, học sinh để các em được đến trường sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, rà soát, đánh giá kỹ thực trạng, khó khăn, vướng mắc về triển khai dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đối với từng địa bàn, từng cấp học, bậc học, loại hình cơ sở giáo dục. Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá các mô hình, phương thức dạy học ứng phó với đại dịch Covid-19 để có định hướng phát triển phương thức dạy học trực tuyến trong những năm tới.

Đảng đoàn Quốc hội đề nghị huy động các nguồn lực hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh, sinh viên có điều kiện khó khăn, bảo đảm bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo. Triển khai hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em"; tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và kho học liệu số; bồi dưỡng năng lực chuyển đổi số cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.

Có các giải pháp bảo đảm để hoàn thành kế hoạch năm học đúng tiến độ, đạt mục tiêu về chất lượng. Đồng thời, xây dựng sớm phương án tổ chức ỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả. Rà soát quy định của pháp luật về điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông trong điều kiện không thể tổ chức thi do tình hình dịch bệnh.

Chính phủ chỉ đao các bộ ngành, địa phương nghiên cứu, tham mưu chính sách, quy định đào tạo "3 tại chỗ" cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Bổ sung gói chính sách hỗ trợ đối với các loại hình cơ sở giáo dục, đối với người dạy, người học chịu tác động của đại dịch để tiếp tục duy trì hoạt động dạy và học; đặc biệt là đối với các cơ sở giáo dục và giáo viên mầm non tư thục.

Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên; thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối người lao động trong ngành giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: TTXVN)

Sở Y tế Phú Thọ sáng 19/10 ghi nhận thêm 36 ca dương tính nCoV, nâng tổng số ca cộng đồng trong 6 ngày qua lên 128.

Hà Nội yêu cầu người dân về từ vùng dịch cần khai báo y tế và theo dõi sức khỏe tại nhà

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội khuyến cáo người dân về từ các tỉnh, thành có dịch cần tuân thủ nghiêm việc theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong vòng 7 ngày kể từ ngày về Hà Nội.

Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 điều chỉnh nội dung chi của Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 3/6/2021 về bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để trang bị phòng xét nghiệm lưu động.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái (CDC Yên Bái) ban hành Bảng đánh giá cấp độ dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Yên Bái theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế cập nhật đến ngày 16/10/2021. Nội dung như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục