WHO họp khẩn về biến chủng COVID-19 mới ở Nam Phi, Hong Kong có 2 ca nhiễm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/11/2021 | 10:02:41 AM

WHO tiến hành cuộc họp đặc biệt để thảo luận về loại biến chủng mới của COVID-19 xuất hiện đầu tiên tại Botswana và hiện đã lan sang Nam Phi, Hong Kong.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove.
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove.

"Chúng tôi vẫn chưa biết nhiều về nó. Điều chúng tôi biết là biến chủng này có một lượng lớn đột biến. Mối quan tâm hiện tại là việc có nhiều đột biến sẽ ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của virus", Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên môn về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói trong cuộc họp hôm 25/11. 

Biến chủng mới của COVID-19 có tên là B.1.1529 khiến nhiều nhà khoa học quan ngại khi có tới 32 đột biến ở protein gai. 

Còn theo Giáo sư Ravi Gupta đến từ Đại học Cambridge cho biết, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông phát hiện 2 đột biến của B.1.1.529 làm tăng khả năng lây nhiễm và lan truyền của virus, đồng thời giảm khả năng nhận biết của kháng thể.

Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London đánh giá số lượng đột biến rất cao của biến chủng mới cho thấy nó có thể rất đáng lo ngại. 

Bà Kerkhove cho biết nhóm làm việc của WHO sẽ đánh giá xem có nên xếp B.1.1.529 vào nhóm biến chủng đáng quan tâm hay đáng lo ngại hay không trước khi đặt tên cho nó theo chữ cái Hy Lạp.

"Các nhà nghiên cứu của chúng tôi đang tìm hiểu về vị trí của những đột biến này trong protein gai. Điều đó có thể có ý nghĩa đối với việc chẩn đoán hoặc điều trị", bà này nói thêm.

B.1.1.529 lần đầu tiên được phát hiện ở Botswana với 3 ca bệnh. 6 ca nhiễm khác được ghi nhận ở Nam Phi. Hong Kong mới đây cũng báo cáo về 2 trường hợp nhiễm B.1.1.529. Một người là du khách tới từ Nam Phi và một công dân Canada ở phòng đối diện với người này tại khu cách ly.

Sau 2 ca bệnh trên, giới chức Hong Kong yêu cầu toàn bộ những người cách ly tại 12 phòng khác cùng tầng với các trường hợp trên cách ly thêm 14 ngày. Chưa có thêm ca nhiễm B.1.1.529 mới nào được ghi nhận. 

(Theo VTC)

Các tin khác
Hình minh họa.

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Phun hóa chất diệt muỗi để phòng chống sốt xuất huyết tại Hà Nội.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục