109 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Hà Nội, đa số chưa tiêm vắc xin, có bệnh nền

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/12/2021 | 2:58:33 PM

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính từ ngày 27-4 đến nay Hà Nội ghi nhận 109 người tử vong do COVID-19. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy đa số trường hợp tử vong đều mắc bệnh nền và chưa tiêm vắc xin.

Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức
Nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức

Từ ngày 20 đến 26-12, Bộ Y tế tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác điều trị, hồi sức tích cực, đánh giá nguyên nhân tử vong và công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội.

Đoàn kiểm tra số 2 của Bộ Y tế do TS Cao Hưng Thái - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - làm trưởng đoàn vừa tiến hành kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trong số 1.200 F0 nhập viện điều trị từ cuối tháng 4 tới nay có 48 người tử vong.

Theo báo cáo sơ bộ của bệnh viện, 100% bệnh nhân COVID-19 tử vong ở bệnh viện này đều có bệnh lý nền; 96% chưa tiêm vắc xin và 82% ở độ tuổi trên 70.

Trong hơn 1.200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện Thanh Nhàn, có 946 người đã ra viện, 89 ca phải chuyển viện. Đây cũng là cơ sở đã điều trị thành công ca bệnh chạy ECMO (tim phổi nhân tạo) sau gần 50 ngày điều trị.

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, đơn vị này được giao điều trị F0 thuộc tầng 2 với quy mô 500 giường bệnh. Từ ngày 23-7 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 891 F0, trong đó có 1 trường hợp tử vong, hơn 60 ca được phát hiện tăng nặng chuyển tầng và được vận chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị an toàn.

Hiện bệnh viện đang thu dung điều trị 150 bệnh nhân thuộc tầng 2. Khu điều trị bệnh nhân F0 được tách biệt với các tòa nhà, có đường đi riêng và được quản lý chặt chẽ.

Bác sĩ Trần Bùi Quang Dương - giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm - cho biết 2 tháng qua không có tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, phải chuyển lên tầng 3. Việc điều trị sớm, điều trị triệu chứng rất quan trọng, trong đó có việc bù nước điện giải sớm, dinh dưỡng và tâm lý bệnh nhân để mang lại kết quả điều trị cao.

Tại Hà Nội, tính đến hết ngày 25-12, tổng số bệnh nhân COVID-19 hiện đang điều trị là 19.730 người, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà, gần 5.000 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện; số còn lại điều trị tại các bệnh viện trung ương và Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị của thành phố.

(Theo TTO)

Các tin khác

Thực hiện Công văn số 4693/BCĐ-VX của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Yên Bái, bắt đầu từ 0h ngày 27/12, toàn tỉnh dừng hoạt động tất cả các chốt kiểm dịch y tế liên ngành. Thay vào đó thành lập các điểm hỗ trợ nhân dân phòng, chống dịch Covid-19. Các điểm hỗ trợ đã đi vào hoạt động, tạo “lá chắn” giúp tỉnh "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Một điểm xét nghiệm nCoV ở Tây An đêm 25/12.

Thành phố Tây An, tây bắc Trung Quốc, tiến hành khử khuẩn diện rộng, khi ca nhiễm tiếp tục tăng dù đã phong tỏa nghiêm ngặt.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại quận 1, TP HCM.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn đề nghị các tỉnh, thành phố hoàn tất tiêm mũi ba vaccine Covid-19 cho nhóm người trên 18 tuổi vào quý 1/2022.

Covid-19 kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nhiều tháng sau đó

Nghiên cứu mới hé lộ nguyên nhân có thể khiến nhiều người bị mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, gây ra triệu chứng dai dẳng trong nhiều tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục