Hà Nội ghi nhận ca mắc biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/1/2022 | 3:01:07 PM

Đại diện Sở Y tế cho biết, hiện Thành phố Hà Nội đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch. Thành phố đã ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 01 trường hợp tại cộng đồng.

Phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 26/1.
Phiên họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội sáng 26/1.

Sáng 26/1, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tuần qua (19/1/2022-25/1/2022), trung bình thành phố ghi nhận 2.902 ca/ngày. Số ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt, song, dự báo, tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm "giả tạo" do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại sau Tết. Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát.

Hiện Thành phố Hà Nội đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch. Thành phố đã ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 01 trường hợp tại cộng đồng.

Như vậy, biến chủng mới đã có tại Hà Nội, nguy cơ phát tán ra cộng đồng là hoàn toàn có thể, do đó, lãnh đạo Sở Y tế nhấn mạnh, cần tiếp tục theo dõi sát và áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chặt đối với các chuỗi lây nhiễm biến chủng này.

Đến nay, Thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi, trong đó, 241.072 mũi bổ sung và 2.193.061 mũi nhắc lại. Thành phố Hà Nội phấn đầu tiêm phủ mũi 3 trong quý I/2022; đồng thời, giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động "xuyên" Tết từ nay đến ngày 28/2/2022; tuyên truyền, vận động người dân tham gia chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng; tiếp tục kiểm soát chặt người nhập cảnh, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2…

Tại phiên họp, đại diện lãnh đạo các quận, huyện Thạch Thất, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Mỹ Đức…. đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, tập trung cao điểm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; công tác theo dõi, quản lý, xử lý tiếp nhận thông tin đối với các trường hợp F0 điều trị tại nhà. Cùng với đó là việc thực hiện các cơ chế chính sách, hỗ trợ cho các đối tượng phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19.

Đại diện Sở Tài chính đã báo cáo công tác chi trả chế độ cho các lực lượng phòng, chống dịch Covid-19, việc mua sắm trang thiết bị phục vụ chống dịch của thành phố. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo về việc giải quyết những vướng măc, khó khăn trong xử lý chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố. Đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô báo cáo về công tác bàn giao cho các địa phương, trường học đại học, cao đẳng các cơ sở đã từng sử dụng là nơi thu dung điều trị các bệnh nhân F0 trước đây.

Tại cuộc họp này, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cũng lưu ý các ca mắc vẫn tăng cao, trong đó số ca mắc cộng đồng khoảng 30%. Nhân định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tăng cao hơn nữa, do giao lưu, giao thương của người dân trong dịp này lớn sẽ tạo điều kiện cho dịch bùng phát. Ngành y tế đã xây dựng các phương án phòng chống sự lây lan của biến chủng mới, trong đó đảm bảo được mục tiêu là giảm tỷ lệ chuyển tầng, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Ngành Y tế sẵn sàng không có ngày nghỉ lễ Tết để phục vụ người dân trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị quận huyện đảm bảo tỷ lệ an toàn là mức 95% bệnh nhân điều trị tại nhà; chỉ khoảng 5% điều trị tại cơ sở y tế…

Đại diện lãnh đạo các quận, huyện Thạch Thất, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Mỹ Đức…. đã báo cáo về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, tập trung cao điểm dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; công tác theo dõi, quản lý, xử lý tiếp nhận thông tin đối với các trường hợp F0 điều trị tại nhà. Cùng với đó là việc thực hiện các cơ chế chính sách, hỗ trợ cho các đối tượng phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời đưa ra các kiến nghị, đề xuất với Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà lưu ý các ca mắc vẫn tăng cao, trong đó số ca mắc cộng đồng khoảng 30%. Nhân định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, số ca mắc tại Hà Nội sẽ tăng cao hơn nữa, do giao lưu, giao thương của người dân trong dịp này lớn sẽ tạo điều kiện cho dịch bùng phát. Ngành y tế đã xây dựng các phương án phòng chống sự lây lan của biến chủng mới, trong đó đảm bảo được mục tiêu là giảm tỷ lệ chuyển tầng, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Ngành Y tế sẵn sàng không có ngày nghỉ lễ Tết để phục vụ người dân trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng. Giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị quận huyện đảm bảo tỷ lệ an toàn là mức 95% bệnh nhân điều trị tại nhà; chỉ khoảng 5% điều trị tại cơ sở y tế…

Kết luận phiên họp, ông Chu Ngọc Anh đánh giá, những ngày qua, bám sát chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, các lực lượng ở cơ sở đã chuyển động mạnh mẽ và đạt được kết quả rõ nét như: kiểm soát điều trị, chuyển tầng ở mức tốt; nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả được triển khai…

Nhắc về lực lượng tuyến đầu với nhiều vất vả khó khăn, hy sinh thầm lặng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh nêu việc Thủ đô đi đầu cả nước trong việc có cơ chế hỗ trợ. Ông Chu Ngọc Anh cũng nhắc nhở, việc giải ngân chính sách hỗ trợ ở các quận huyện đang làm tốt nhưng cấp thành phố vẫn còn thấp. 

"Ngay ngày mai các cấp từ thành phố với địa phương phải khẩn trương triển khai, đảm bảo tiền hỗ trợ đến với tuyến đầu kịp thời trước Tết”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo.

Với các quận, huyện, thị xã, ông Chu Ngọc Anh chỉ rõ 8 phần việc cần chú trọng. Trong đó, các đơn vị cần liên tục cập nhật số liệu về: tiêm vét: người cao tuổi chưa tiêm, người từ chối tiêm, số liệu trẻ em 5 đến 11 tuổi để chuẩn bị tiêm; Rà soát bổ sung lực lượng phòng chống dịch dịp tết.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhắc lại yêu cầu các quận huyện đến xã phường phải cập nhật lịch trực từng cơ sở, từng tổ Covid cộng đồng, Trạm y tế với số điện thoại, đường đây nóng để báo cáo thành phố.

"Trong các ngày trực Tết, lãnh đạo thành phố sẽ gọi điện đến cơ sở, các tổ y tế lưu động để kiểm tra. Từ ngày mai phải có đầy đủ danh sách, các đơn vị phải luôn sẵn sàng”

Ông Chu Ngọc Anh cũng nhắc nhở các đơn vị bám sát chỉ đạo của Thủ tướng trong việc tiêm vaccine xuyên tết, thực hiện an toàn, hiệu quả. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện Trung ương để đảm bảo điều trị kịp thời cho các bệnh nhân Covid-19

Chuẩn bị cho việc đón học sinh lớp 7 trở lên quay trở lại trường từ 8/2, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận huyện cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án để đảm bảo tuyệt đối an toàn. Các quận huyện cũng cần chủ động phương án, kịch bản cụ thể, có lộ trình, để sẵn sàng cho học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học quay lại trường; Quan tâm việc kiểm soát, hạn chế tập trung đông người, thực hiện 5K thực chất.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hành khách tại sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh minh họa

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời chuyên gia dịch tễ hàng đầu cho biết, thành phố Thượng Hải cần chuẩn bị tinh thần đối phó các ổ dịch COVID-19 lớn hơn gấp từ 5 - 10 lần.

Lãnh đạo Phòng Y tế huyện Trấn Yên và thành viên tổ Covid-19 cộng đồng thị trấn Cổ Phúc tuyên truyền các quy định tới từng hộ dân.

Chỉ còn ít ngày nữa người dân cả nước sẽ bước vào kỳ nghỉ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 kéo dài 9 ngày. Nhằm đảm bảo tốt việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19, huyện Trấn Yên đã thực hiện nghiêm các quy định của tỉnh về việc rà soát các gia đình có người thân từ ngoài tỉnh về quê đón tết; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

Yên Bái cho phép hoạt động trở lại dịch vụ karaoke từ 8h ngày 26/1/2022.

Ngày 25/1, Yên Bái ghi nhận thêm 114 ca mắc mới; trong đó: 3 ca cộng đồng, 41 ca là F1, 70 ca từ tỉnh có dịch. Trong ngày có 26 bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Lũy kế 1.053/1.561 bệnh nhân ra viện.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 25/1/2022

Bản tin dịch COVID-19 ngày 25/1 của Bộ Y tế cho biết có 15.743 ca mắc mới tại 61 tỉnh, thành phố; Hà Nội nhiều nhất với gần 3.000 ca, Đà Nẵng thứ 2 với gần 1.000 ca; Trong ngày có 126 ca tử vong, giảm gần 40 ca so với hôm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục