Nữ bệnh nhân HIV đầu tiên được chữa khỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/2/2022 | 7:57:30 AM

Một phụ nữ dường như đã được chữa khỏi HIV nhờ dùng phương pháp mới, trở thành người thứ ba trên thế giới được điều trị khỏi căn bệnh thế kỷ.

Nữ bệnh nhân HIV được chữa khỏi nhờ phương pháp mới.
Nữ bệnh nhân HIV được chữa khỏi nhờ phương pháp mới.

Các nhà nghiên cứu Mỹ ở Denver, Colorado, hôm 15/2 cho biết bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc mới, các nhà khoa học dường như đã chữa khỏi cho người thứ ba nhiễm HIV.

Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên được chữa khỏi HIV, Guardian đưa tin. Trước đó, chỉ có 2 bệnh nhân HIV được chữa khỏi đầu tiên đều là nam giới.

Theo New York Times, bệnh nhân là một phụ nữ lai, được điều trị bằng phương pháp cấy ghép liên quan đến máu dây rốn, mở ra khả năng chữa khỏi cho nhiều người thuộc các chủng tộc khác nhau so với trước đây.

Máu dây rốn được cung cấp rộng rãi hơn so với tế bào gốc trưởng thành dùng trong các ca cấy ghép tủy xương đã chữa khỏi bệnh cho 2 bệnh nhân HIV trước đó và nó không cần liên hệ huyết thống gần với người nhận.

"Chúng tôi ước tính rằng có khoảng 50 bệnh nhân mỗi năm ở Mỹ có thể được hưởng lợi từ điều này", tiến sĩ Koen van Besien, một trong những bác sĩ tham gia điều trị cho biết. "Khả năng áp dụng ghép máu dây rốn phù hợp một phần làm tăng đáng kể khả năng tìm được người hiến tặng phù hợp cho những bệnh nhân như vậy”.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã trình bày một số chi tiết của bệnh nhân HIV mới nhất được chữa khỏi tại Hội nghị về Retrovirus và Nhiễm trùng Cơ hội ở Denver, Mỹ.

Người phụ nữ này được các nhà khoa học gọi là "bệnh nhân New York” vì cô được điều trị tại Trung tâm Y tế Weill Cornell ở New York-Presbyterian.

Năm 2013, cô được chẩn đoán nhiễm HIV. Bốn năm sau, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu. Bệnh nhân này đã được nhận máu dây rốn phù hợp một phần từ người hiến tặng để điều trị bệnh ung thư và ngăn sự xâm nhập của HIV vào tế bào. Nhưng có thể mất khoảng 6 tuần để tế bào máu cuống rốn kết hợp, vì vậy, một người thân cũng cung cấp tế bào gốc tạo máu cho cô để tăng cường khả năng miễn dịch tạm thời khi cô trải qua giai đoạn cấy ghép.

Kể từ khi người phụ nữ được cấy ghép vào tháng 8/2017, bệnh giảm bạch cầu của cô đã thuyên giảm.

Ba năm sau ca cấy ghép, cô và các bác sĩ đã ngừng điều trị HIV.

Mười bốn tháng kể từ đó, cô vẫn chưa gặp phải bất cứ vấn đề nào. Sự thành công này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển phương pháp chữa trị cả HIV và ung thư cho cả những đối tượng có nguồn gốc chủng tộc đa dạng.

Nhiễm HIV được cho là tiến triển ở phụ nữ khác với nam giới. Dù phụ nữ chiếm hơn một nửa số ca HIV trên thế giới nhưng chỉ chiếm 11% số người tham gia thử nghiệm chữa bệnh.

(Theo Zing)

Các tin khác
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh hoạ)

Trong 24h qua, số ca dương tính SARS-CoV-2 ở Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định, Phú Thọ tiếp tục tăng.

Ảnh minh họa

Nhiều nhóm nghiên cứu đang tập trung phát triển vaccine dạng xịt hoặc một loại vaccine có thể ngăn chặn sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 bằng cách tấn công vùng niêm mạc mũi, nơi virus khu trú đầu tiên khi xâm nhập cơ thể.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 15/2.

Từ 16h ngày 14/2 đến 16h ngày 15/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 31.814 ca mắc mới, gồm 27 ca nhập cảnh và 31.787 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.384 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 22.870 ca trong cộng đồng).

Một giờ học STEM ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. Ảnh minh họa: Thanh Ba

Ngày 15/2, Yên Bái ghi nhận thêm 453 ca mắc mới; trong đó: 53 ca cộng đồng, 389 ca từ là F1, 11 ca về từ tỉnh có dịch. Trong ngày có 42 bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Lũy kế 2.066/3.980 bệnh nhân ra viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục