Campuchia tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/2/2022 | 7:46:23 AM

Campuchia tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 3 đến 4 tuổi.

Một bé gái được chủng ngừa COVID-19 ở Phnom Penh, Campuchia hôm 23-2.
Một bé gái được chủng ngừa COVID-19 ở Phnom Penh, Campuchia hôm 23-2.

Campuchia đã tiến hành tiêm chủng cho trẻ em từ 3 đến 4 tuổi bằng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Đây một trong những quốc gia đầu tiên chủng ngừa cho nhóm đối tượng trẻ em ở độ tuổi này.

Tờ Tân Hoa Xã hôm 23-2 cho biết rất đông trẻ em được cha mẹ và người giám hộ đưa tới các địa điểm tiêm chủng ở Campuchia để chích ngừa mũi vaccine đầu tiên. Mục tiêu của vương quốc này là tiêm chủng cho khoảng 700.000 trẻ em ở độ tuổi nói trên.

Một phụ huynh tên Heng Davy, 28 tuổi, đang ôm con trai ở một điểm tiêm chùng nói rằng: "Tôi mang con mình tới đây với hy vọng ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và tôi hy vọng tất cả các bậc cha mẹ cũng sẽ làm như vậy".

Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tán thành kế hoạch tiêm chủng cho trẻ em tuổi này vào tuần trước, khi cơ quan y tế Campuchia cho biết 25% ca nhiễm mới ở nước này là trẻ em dưới 5 tuổi, đài ABC đưa tin. 

Ông Hun Sen khuyến khích các bậc phụ huynh nên cho con mình đi tiêm càng sớm càng tốt. Ông còn cho biết năm trong số 21 đứa cháu và một cô con gái của mình đã nhiễm biến thể Omicron.

Hầu hết các quốc gia vẫn chưa bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Trong tháng này, Mỹ đã hoãn việc tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi ít nhất hai tháng để xem xét thêm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 ở độ tuổi này.

Vào cuối năm ngoái, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch tiêm chủng toàn quốc cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi. Vương quốc Bahrain cũng như Cuba cũng đã chủng ngừa cho những người dưới 2 tuổi.

Trong chiến dịch tiêm chủng ở Campuchia, vaccine Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc là các loại được sử dụng phổ biến nhất.

Sau khi chủng ngừa cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, Campuchia đã phê duyệt tiêm cho trẻ em từ 6 đến 11 tuổi vào tháng 9 năm ngoái như một phần của nỗ lực mở cửa trở lại các trường học. Vào tháng 11 năm ngoái, chính phủ cũng đã phê duyệt tiêm chủng cho trẻ 5 tuổi.

Tính đến hôm 22-2, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 cho 14,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên, chiếm 90% trong tổng số 16 triệu dân, theo số liệu từ Bộ Y tế Campuchia.

Trong số đó, 13,82 triệu người, tương đương 86,4%, đã được tiêm chủng đầy đủ hai mũi. Có 6,47 triệu người tương đương 40,4% dân số đã tiêm liều thứ ba và 858.739 người tương đương 5,3% dân số đã tiêm liều thứ tư.
(Theo PLO)

Các tin khác
Một số bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được sử dụng tại Việt Nam.

Để tăng cường các biện pháp nhằm ổn định giá kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trên thị trường, Bộ Y tế sẽ phối hợp với cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường, hải quan và các đơn vị liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra một số đơn vị về việc kê khai và công khai giá bán.

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không chủ quan trong phòng chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và không hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh trong phòng chống dịch Covid-19.

Lào nâng mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 93% dân số đến cuối năm 2022.

Tính đến sáng 24/2, thế giới ghi nhận 428,8 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có 5,9 triệu trường hợp tử vong.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California (Mỹ) ngày 14/5/2021.

Cứ 1 triệu người thì có 1-3 người bị huyết khối tĩnh mạch nội sọ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca, song không có bằng chứng cho thấy chứng đông máu này có liên quan đến vaccine Pfizer/BionTech.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục