Bộ Y tế: Người dân không nên tích trữ và tự ý sử dụng thuốc Molnupiravir

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/2/2022 | 8:18:49 AM

Bộ Y tế cho biết, thuốc Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh...

Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19
Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19

Thuốc chứa Molnupiravir là thuốc kê đơn, mới được cấp phép và cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế. Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh, đồng thời có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe từ các phản ứng có hại của thuốc.

Để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị COVID-19 như sau:

- Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

- Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày.

- Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.

- Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

- Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

- Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

- Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

- Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Bộ Y tế cũng đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.

Trước đó, ngày 17/2/2022, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước. Cụ thể, thuốc Molnupiravir 200 mg của Công ty CP Hoá - Dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400 mg của Công ty TNHH Liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400 mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam.

Ngày 23/2, Bộ Y tế cũng đã chính thức công bố giá bán bán thuốc Monupiravir điều trị COVID-19.

Cụ thể, thuốc Molnupiravir (400 mg) dạng viên nang cứng do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất có giá là 11.500 đồng/viên. Dạng hộp có 1, 2, 5 vỉ x 10 viên/vỉ.

Giá của thuốc Molnupiravir (200 mg) dạng viên nang của Công ty Cổ phần hóa - dược phẩm Mekophar có giá 8.675 đồng/viên. Dạng hộp 10 vỉ x 10 viên.

Giá bán của Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1 là 12.500 đồng/viên (dạng viên nang cứng), mỗi hộp 1 vỉ hoặc 2 vỉ x 10 viên.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác

Theo thông báo của Sở Y tế, đến 10h ngày 25/2, cấp độ dịch COVID-19 của tỉnh Yên Bái đã nâng lên cấp độ 3; 4 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình và 77 xã, phường, thị trấn cấp độ 4.

Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ kiểm tra sức khỏe người dân trước khi tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19 (Ảnh: FB Phương Lan)

Ngày 25/2, Yên Bái ghi nhận 1.785 ca mắc mới; trong đó: 279 ca cộng đồng, 1.425 ca từ F1, 81 ca đi từ tỉnh có dịch về. Trong ngày có 687 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh. Lũy kế 5.137/15.701 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Biểu đồ số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 25/2.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 25/2 của Bộ Y tế cho biết có 78.795 ca mắc COVID-19, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với con số cao chưa từng có 9.836 F0; Trong ngày có gần 16.000 F0 khỏi; 78 ca tử vong

Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc, vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục