Covid-19 sáng 27/2: Ca mắc mới giảm, hơn 98% F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà, sai lầm nghiêm trọng khi dùng kit test nhanh

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/2/2022 | 8:37:12 AM

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 3.219.177 ca nhiễm Covid-19, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.979 ca.

Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. (Nguồn: VDP)
Tiêm vaccine Covid-19 cho người dân. (Nguồn: VDP)

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Tính từ 16h ngày 25/2 đến 16h ngày 26/2, Việt Nam ghi nhận 77.982 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 77.970 ca ghi nhận trong nước (giảm 804 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 64.285 ca trong cộng đồng).

Ngày 26/2, Sở Y tế Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 ca nhiễm Covid-19 trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Thái Nguyên.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+1.561), Hà Nội (+947), Vĩnh Phúc (+628).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 62.304 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.219.177 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 32.588 ca nhiễm).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 26/2: 20.427 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 2.376.046 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.979 ca.

Hơn 98% ca F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà

Sở Y tế Hà Nội tối 26/2 cho biết, trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 10.783 ca bệnh trong đó có 3.709 ca cộng đồng.

Bệnh nhân phân bố tại 537 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Long Biên (541); Mê Linh (531); Thạch Thất (478); Quốc Oai (385); Hai Bà Trưng (331).

Sở này cũng cho biết tới hết ngày 25/2, hiện có 424.334 F0 ở Hà Nội đang điều trị, theo dõi (tăng hơn 54.000 ca so với hôm qua).

Trong đó có 417.200 F0 điều trị tại nhà, chiếm 98,3% tổng ca đang điều trị. Như vậy, so với báo cáo hôm 24/2, số F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội tăng 54.000 ca.

Hiện có 1.376 F0 điều trị tại các cơ sở thu dung của Thành phố và quận/huyện (chiếm 0,36%).

Có 5.758 ca diễn biến cấp độ trung bình, nặng, nguy kịch phải nhập viện điều trị (tăng hơn 100 ca so với hôm qua), tương đương hơn 1,5% tổng số ca đang điều trị ở Thủ đô. Trong đó có 357 ca đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 5.401 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2 và 3 của Hà Nội.

Sai lầm nghiêm trọng khi dùng kit test nhanh

Hiện nay số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit test nhanh Covid-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.

Liên quan đến vấn đề xét nghiệm Covid-19, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình & Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".

Lạm dụng test nhanh gây lãng phí

Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.

Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi, sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.

Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, bạn có thể đã nhiễm bệnh song tải lượng virus thấp… nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Nếu bạn không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.

Còn các trường hợp khác chỉ cần nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng

Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh

Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.

Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ, ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi chỉ số SpO2 đủ 10 ngày.

(Theo Baoquocte)

Các tin khác
Cán bộ y tế xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình lấy mẫu test nhanh tầm soát cho người dân. Ảnh minh họa

Từ 18h00 ngày 25/02 đến 18h00 ngày 26/02/2022, tỉnh Yên Bái ghi nhận thêm 1.954 ca mắc COVID-19, trong đó 452 trường hợp phát hiện qua lấy mẫu giám sát ho, sốt cộng đồng. Yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K + vắc xin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân” để giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong hơn 2 năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái đã nỗ lực cùng toàn ngành y tế và các lực lượng chức năng xứng đáng ở vị trí “tuyến đầu của những tuyến đầu” tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cổ vũ toàn dân kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Những quảng cáo không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng nhiểu nhầm về công dụng chống COVID-19

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian gần đây, hàng loạt thiết bị điện tử mới được giới thiệu có chức năng liên quan đến ngăn ngừa, ức chế hoặc diệt COVID-19 được các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tuy nhiên, công dụng của các thiết bị này chưa hề được kiểm nghiệm trong điều kiện sống thực tế.

Hình minh họa.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có công văn về triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục