Yên Bái: Khi khoa học hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh Covid-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 7:39:17 AM

YênBái - Trải qua 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp công nghệ đã được áp dụng trên địa bàn tỉnh không những giảm gánh nặng cho người dân và lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu mà còn giúp công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả hơn.

Người dân tiến hành quét mã QR tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
Người dân tiến hành quét mã QR tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Giải pháp máy sát khuẩn tay tự động của anh Vũ Quốc Hưng - Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tránh chạm vào thiết bị để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo. Khi người sử dụng đưa tay vào, thiết bị sẽ tự động phun sương dung dịch sát khuẩn lên tay với 1 lượng vừa đủ, tránh lãng phí và chỉ trong 3 - 5 giây sau sẽ sát khuẩn xong. 

Máy được thiết kế gồm 4 bộ phận chính: mạch điều khiển, cảm biến, hệ thống bơm phun dung dịch, bình đựng dung dịch, vỏ thiết bị và các linh kiện điện tử khác. Đây đều là các linh kiện có sẵn trên thị trường và từ các bộ phận thiết bị y tế hư hỏng. 

Một chiếc máy sát khuẩn tự động có giá gần 800.000 đồng, chỉ bằng 1/3 so với giá thị trường nhưng vẫn cho hiệu quả tương tự. Sản phẩm có ưu thế nhỏ gọn, sử dụng nhanh chóng, được thiết kế từ các dụng cụ và linh kiện đơn giản, phù hợp cho việc di chuyển và đặt ở những điểm phòng, chống dịch, đặc biệt là ở những nơi đông người như chợ, trường học, bệnh viện… 

Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã có sáng kiến hữu ích về cấp nước cho những người mặc quần áo bảo hộ y tế làm công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước là những chai nước được gắn vào đai bằng vải đeo ở sườn bên trong áo bảo hộ. Chai nước được nối với dây dẫn nước có khóa, kéo dài lên gần mang tai giấu trong mũ bảo hộ. Khi khát nước thì chỉ cần ngoảnh miệng là ngậm được vào ống hút, sau đó mở van là có thể hút nước từ bình cấp nước lên. Đây là biện pháp cấp nước cho cán bộ y tế mà không ảnh hưởng đến trang phục, có thể áp dụng được tại mọi địa phương với chi phí rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng. 


Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch như: cập nhật dữ liệu tiêm chủng cho đối tượng tiêm chủng Covid-19, khai báo các phương tiện lưu thông qua hệ thống kiểm soát chốt kiểm dịch y tế… 

Đặc biệt, từ tháng 9/2021, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cài đặt ứng dụng PC-Covid. Hầu hết các cơ sở kinh doanh, đơn vị, cơ quan đã triển khai dán mã QR tại cổng ra vào để cán bộ, công nhân viên, khách hàng thực hiện khai báo. PC-Covid có thể cung cấp tổ hợp các thông tin về quét mã QR: khai báo y tế, khai báo di chuyển nội địa, phát hiện tiếp xúc gần, bản đồ nguy cơ lây nhiễm theo thời gian thực... kết hợp cùng hệ thống truy vết thần tốc để cho ra kết quả truy vết các trường hợp liên quan đến ca nhiễm mới sau vài phút. 

Tỉnh cũng đã chỉ đạo toàn bộ các cơ sở, đơn vị y tế, điểm lấy mẫu lưu động trên địa bàn tỉnh chính thức, khẩn trương đưa vào thực hiện việc lấy thông tin và trả kết quả xét nghiệm Covid-19 trên nền tảng phần mềm PC-Covid đảm bảo thống nhất thực hiện đồng bộ từ ngày 16/12/2021. 

Theo đó, người dân có cài đặt ứng dụng PC-Covid thì việc khai báo y tế sẽ nhanh hơn, sau khi xét nghiệm sẽ được thông báo kết quả luôn trên ứng dụng mà không cần phải trực tiếp đến điểm xét nghiệm lấy phiếu kết quả. 

Mới đây nhất, thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Sở Y tế tỉnh Yên Bái đã xây dựng và triển khai thí điểm "Hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khoẻ F0 tại nhà phục vụ công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc và điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ”.

Việc ứng dụng khoa học- công nghệ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 không chỉ giảm thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, đơn vị y tế mà còn giảm thiểu các yếu tố nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. 
Hoài Anh

Tags phòng chống dịch bệnh Covid-19 Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu cài đặt ứng dụng PC-Covid

Các tin khác
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/3 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới COVID-19 cả nước lần đầu lên đến 98.762 ca; Hà Nội nhiều nhất với 13.323 ca; Hà Giang bổ sung hơn 15.000 F0

Hôm nay- 1/3, Bộ Y tế đã quyết định tiêm vaccine Pfizer ngừa COVID cho trẻ từ 5-11 tuổi liều 0,2 ml. Ảnh: Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BionTech (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 1/3, Yên Bái ghi nhận 2.118 ca mắc mới; trong đó: 684 ca cộng đồng, 1.405 ca từ F1, 29 ca về từ tỉnh có dịch. Thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên, huyện Yên Bình tăng cao ca mắc cộng đồng. 8.257/23.557 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Giao diện “Hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khoẻ F0 tại nhà phục vụ công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc và điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ”.

Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Sở Y tế tỉnh Yên Bái xây dựng và triển khai thí điểm “Hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khoẻ F0 tại nhà phục vụ công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc và điều trị F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ”.

Học sinh tiểu học tại Hà Nội trong ngày trở lại trường.

Trong cập nhật mới đây, Bộ Y tế phân rõ liều tiêm vaccine cho nhóm trẻ 5-11 tuổi và người từ 12 tuổi trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục