Bộ Y tế: Tăng cường kiểm tra niêm yết giá thuốc điều trị COVID-19

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/3/2022 | 7:40:32 AM

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc.

Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19 được sản xuất trong nước.
Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19 được sản xuất trong nước.

Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19.

Công văn được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tăng cao. Mới đây, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc nhập lậu; mua bán thuốc không đúng quy định về bán thuốc.

"Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc đúng giá niêm yết; kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc điều trị COVID-19 bất hợp lý" - Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng thuốc điều trị COVID-19 có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn. Tuân thủ đầy đủ các quy định về mua, bán thuốc điều trị COVID-19 và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; thực hiện đầy đủ các yêu cầu thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP), thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) theo đúng quy định của Bộ Y tế và các quy định khác trong kinh doanh dược...
(Theo VTV)

Các tin khác
Nhiều nước đang nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch (Ảnh minh họa)

Châu Âu là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất thế giới (156.762.408 ca), tiếp theo là châu Á (117.144.301 ca), tiếp đến là Bắc Mỹ (94.941.242 ca) và Nam Mỹ (54.314.597 ca). Châu Phi (11.539.012 ca) và châu Đại Dương (3.596.362 ca) là 2 khu vực có số ca mắc ít nhất.

Người dân mua kit test nhanh Covid-19 về tự test tại nhà.

Thời gian qua, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Yên Bái có những diễn biến phức tạp. Vì vậy, nhiều người đã tự mua các bộ kit test nhanh Covid-19 để chủ động tầm soát dịch. Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý về nguồn gốc, xuất xứ của bộ kit test, thực hiện lấy mẫu đúng quy định để đảm bảo quá trình test nhanh tại nhà diễn ra an toàn và chính xác.

Người dân tiến hành quét mã QR tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Trải qua 2 năm dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp công nghệ đã được áp dụng trên địa bàn tỉnh không những giảm gánh nặng cho người dân và lực lượng phòng, chống dịch tuyến đầu mà còn giúp công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả hơn.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 1/3 của Bộ Y tế cho biết số mắc mới COVID-19 cả nước lần đầu lên đến 98.762 ca; Hà Nội nhiều nhất với 13.323 ca; Hà Giang bổ sung hơn 15.000 F0

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục