Đã xác định được biến thể lai Deltacron kết hợp giữa Delta và Omicron

  • Cập nhật: Thứ sáu, 11/3/2022 | 7:33:06 AM

Phiên bản lai của virus SARS-CoV-2 kết hợp gene của các biến thể Delta và Omicron, được gọi là Deltacron, đã được xác định ở ít nhất 17 bệnh nhân ở Mỹ và châu Âu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Philippe Colson của IHU Mediterranee Infection ở Marseille, Pháp, tác giả chính của một báo cáo đăng trên trang web về khoa học sức khỏe medRxiv, cho biết, vì có quá ít trường hợp mắc Deltacron được xác nhận nên còn quá sớm để có thể đánh giá ngang hàng nhằm xác định liệu Deltacron có khiến virus lây lan nhanh hoặc gây ra bệnh nặng hay không.

Nhóm nghiên cứu của ông Philippe Colson đã mô tả ba bệnh nhân ở Pháp bị nhiễm một phiên bản virus SARS-CoV-2 kết hợp protein đột biến từ biến thể Omicron với biến chủng Delta. Theo một báo cáo chưa được công bố của công ty nghiên cứu di truyền học Helix đã được xác định ở Mỹ, hai trường hợp nhiễm Deltacron không liên quan khác đã được báo cáo cho medRxiv. Trong thông báo nghiên cứu virus, các nhóm khác đã báo cáo thêm 12 trường hợp nhiễm Deltacron ở châu Âu kể từ tháng 1/2022, tất cả đều có sự gia tăng đột biến Omicron và Delta.


Deltacron là kết quả tái tổ hợp di truyền virus giữa giữa Delta và Omicron.

Sự tái tổ hợp di truyền của virus SARS-Cov-2 ở người được xác định là xảy ra khi hai biến thể lây nhiễm vào cùng một tế bào chủ. Ông Colson cho biết: "Trong đại dịch COVID-19, hai hoặc nhiều biến thể đã cùng lưu hành trong cùng một khoảng thời gian và ở cùng khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự kết hợp lại giữa hai biến thể này".

Theo ông Colson, nhóm của ông đã đã thiết kế dụng cụ xét nghiệm PCR "có thể nhanh chóng kiểm tra các mẫu dương tính với sự hiện diện của chủng virus này".

Nghiên cứu mới đồng thời bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, những con chó được huấn luyện có thể giúp sàng lọc đám đông để xác định người bị nhiễm COVID-19.

(Theo VTV)

Các tin khác
Hàn Quốc ghi nhận ngày thứ 2 liên tiếp, số ca nhiễm mới COVID-19 tại nước này vượt 300.000 ca/ngày.

Tính đến sáng ngày 11/3/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 452.921.035 ca nhiễm COVID-19, trong đó 6.049.774 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.543.319 ca nhiễm mới và 5.994 ca tử vong vì dịch bệnh.

Điều trị oxy cao áp cho người bệnh hậu COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 10/3, Việt Nam ghi nhận 160.676 ca nhiễm mới COVID-19, 71 ca tử vong. Hà Nội vẫn dẫn đầu về số ca mắc mới trong ngày với 30.157 ca. Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 53.151 ca.

Cán bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra một hiệu thuốc bán kit test nhanh Covid-19 trên địa bàn thành phố Yên Bái. Ảnh: Thanh Chi

Ngày 10/3, Yên Bái ghi nhận 2.049 ca mắc mới, trong đó có 897 ca cộng đồng, huyện Yên Bình tăng vọt số ca cộng đồng. Trong ngày có 2.371 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh. Lũy kế 22.273/43.000 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được FDA cấp phép, đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam nhằm bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao trước COVID-19.

Evusheld là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép nhằm dự phòng trước virus SARS-CoV-2, đặc biệt trên nhóm người nguy cơ cao, nhóm người yếu thế, suy giảm miễn dịch, nhóm người không có khả năng sinh kháng thể dù đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, hoặc những người không thể tiêm vắc xin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục