Bộ Y tế: Không có chuyện F0 được phép ra khỏi nhà

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/3/2022 | 10:20:36 PM

Trước việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau về việc F0 được ra khỏi nơi cách ly, Tổ biên tập đã điều chỉnh lại một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT cho rõ, tránh hiểu lầm.

Theo Bộ Y tế, người mắc COVID-19 khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách. Nơi cách ly ở đây là phòng trong căn nhà, có nghĩa là F0 không được ra khỏi nhà. Ảnh: Nhân viên y tế phát túi thuốc cho F0 tại nhà.
Theo Bộ Y tế, người mắc COVID-19 khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách. Nơi cách ly ở đây là phòng trong căn nhà, có nghĩa là F0 không được ra khỏi nhà. Ảnh: Nhân viên y tế phát túi thuốc cho F0 tại nhà.

Tối 14-3, Bộ Y tế cho biết, trước việc dư luận có nhiều cách hiểu khác nhau về một số điểm tại Quyết định 604/QĐ-BYT, Tổ biên tập đã điều chỉnh lại cho rõ, tránh hiểu lầm:

Cụ thể, tại mục 5.4, a> Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác” sẽ được  nói rõ, cụ thể là:

"a. Người mắc COVID-19 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà”.

Mục 5.1.3: Người lớn (trên 16 tuổi) đính chính là người trên 16 tuổi.

Trước đó, sáng cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 gồm cả hướng dẫn cho trẻ nhỏ và người lớn. Trong đó, tại mục 5.4 có quy định các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm mà người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà phải thực hiện.

Theo đó, người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác. Nội dung thông tin bị nhiều người hiểu lầm rằng F0 được ra khỏi nhà.

Tại hướng dẫn mới, Bộ Y tế khuyến cáo F0 điều trị tại nhà cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết gồm: nhiệt kế, máy đo SpO2 cá nhân (nếu có), khẩu trang y tế, phương tiện vệ sinh tay, vật dụng cá nhân cần thiết, thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Ngoài ra, chuẩn bị phương tiện liên lạc: điện thoại, số điện thoại của các cơ sở y tế (trạm y tế, trung tâm y tế quận, huyện, trung tâm vận chuyển cấp cứu, bác sĩ, tổ tư vấn cộng đồng, tổ phản ứng nhanh, bệnh viện…).

Các tin khác
Giám đốc Sở Y tế Lê Thị Hồng Vân - Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh kiểm tra tại Trường THPT Thác Bà, Huyện Yên Bình. Ảnh: Minh Tuấn

Ngày 14/3, Yên Bái ghi nhận thêm 2.770 ca mắc mới, trong đó có 864 ca cộng đồng.Trong ngày có 2.089 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh. Lũy kế 33.538/54.772 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến tối ngày 14/3

Bản tin dịch COVID-19 ngày 14/3 của Bộ Y tế cho biết có 161.262 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 30.000 F0; Quảng Ninh đăng ký bổ sung 32.400 ca, Thái Bình đăng ký bổ sung 30.000 ca, Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 25.112 ca; Lào Cai đăng ký bổ sung 16.016 ca...

Triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, Yên Bái quyết tâm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

Với nhiều biện pháp đồng bộ được triển khai quyết liệt, đặc biệt là hệ thống quản lý F0 tại nhà, Yên Bái quyết tâm sớm kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của biến thể lai mới giữa Delta và Omicron.

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của một biến thể COVID-19 mới kết hợp các đột biến từ cả hai biến thể Omicron và Delta và biến thể lai này có thể lưu hành từ tháng 1 qua các trường hợp mắc COVID-19 được báo cáo ở cả châu Âu và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục