Việt Nam nghiên cứu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/3/2022 | 2:44:36 PM

Việt Nam đã nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ tư.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP HCM, ngày 27/10/2021.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh tại trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP HCM, ngày 27/10/2021.

Ngày 16/3, Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận nêu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời yêu cầu các đơn vị nghiên cứu cơ sở khoa học để tiêm mũi thứ năm khi cần thiết.

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thần tốc hơn nữa, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" để tiêm vaccine; không để sót, lọt người trong diện tiêm. Việt Nam phấn đấu hoàn thành tiêm mũi thứ hai cho người từ 12 đến dưới 18 tuổi trong tháng 3; chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5 tuổi ngay khi được phân bổ.

Việt Nam đã tiêm được hơn 200 triệu liều vaccine, cơ bản phủ đủ liều cho nhóm dân số từ 12 tuổi, đạt tỷ lệ cao so với các nước. Các đơn vị đã hoàn thành thủ tục mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Dù dịch bệnh tăng cao trên diện rộng, nhiều mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh trên cả nước được đảm bảo. Số ca nhiễm mới tăng nhưng số ca tử vong, chuyển nặng, nhập viện đều giảm.

Cuối năm ngoái, Anh công bố nghiên cứu cho thấy khả năng ngăn ngừa lây nhiễm nCoV của liều vaccine tăng cường (liều thứ ba) sẽ suy giảm trong 10 tuần sau tiêm. Ở người được tiêm hai liều vaccine AstraZeneca và một liều tăng cường (vaccine Moderna hoặc Pfizer), hiệu quả ngăn ngừa triệu chứng là 60% từ hai đến bốn tuần sau tiêm. Tuy nhiên, sau 10 tuần, liều tăng cường Pfizer chỉ tác dụng 35%. Liều tăng cường Moderna hiệu quả 45% trong tối đa 9 tuần.

Israel, Chile và một số nước châu Âu đã tiêm liều thứ tư cho người dân, trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Á chờ đợi dữ liệu về tính cần thiết và hiệu quả của mũi tiêm này.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Các hành khách đeo khẩu trang tại sân bay Ben Gurion (Israel).

Ca bệnh này nhiễm biến thể lai giữa 2 dòng BA.1 và BA.2 của Omicron.

Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Marseille, Pháp.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại các nước sẽ còn tăng, đặc biệt ở những nước sớm gỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự huyện Văn Yên kiểm tra, nắm bắt tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại xã Phong Dụ Hạ.

Đến ngày 14/3, huyện Văn Yên đã hạ cấp độ dịch từ mức 3 xuống mức 2, địa phương ra khỏi vùng đỏ

Trong 2 năm 2020 - 2021, tỉnh đã cấp kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong ảnh: Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh vận hành các thiết bị trong phòng mổ áp lực âm. (Ảnh: Minh Huyền)

Trong 2 năm 2020 - 2021, tỉnh đã cấp kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với tổng vốn thực hiện trên 14,13 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục