Hiệu quả bảo vệ của vaccine COVID-19 giảm dần

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/6/2022 | 7:52:02 AM

Những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10 - 19 sau tiêm.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm các mũi nhắc lại vaccine COVID-19.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm các mũi nhắc lại vaccine COVID-19.

Các nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận hiệu quả bảo vệ của mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng. Người đã từng mắc vẫn có khả năng bị tái nhiễm và mắc các biến chứng của bệnh, bao gồm cả trẻ em và người lớn.

Đây là thông tin được Bộ Y tế đưa ra chiều 27/6 trong buổi họp báo về "Tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19".

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện nay, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, từ chối không đi tiêm vaccine tại nhiều địa phương. Một số người dân đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm các mũi vaccine tiếp theo, vì cho rằng đã được miễn dịch bảo vệ và liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.

Liên quan đến việc một số địa phương chưa tiếp nhận hết số vaccine được phân bổ, tiến độ tiêm chậm dẫn đến nguy cơ không sử dụng hết, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành chỉ đạo sở y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10 - 19 sau tiêm. Nếu những người này được tiêm nhắc lại vaccine sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2.

Đại diện Bộ Y tế cũng cho biết kết quả giải trình tự gene mới nhất xác định, Việt Nam đã có xâm nhập chủng BA.5 là chủng mới, nguy cơ có thể lấn lướt chủng cũ BA.2.

(Theo VTV)

Các tin khác
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, biến thể phụ mới BA.5 của biến chủng Omicron lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam.

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân giai đoạn dịch bùng phát mạnh.

Bộ Y tế đề xuất chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành tại Việt Nam; virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể.

Hai loại vaccine Pfizer và Moderna còn tồn đọng, có nguy cơ phải hủy bỏ.

Tình trạng tồn đọng nhiều vaccine COVID-19 tại Trung ương và các địa phương đang tiếp diễn, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.

Tính đến ngày 23/6, Việt Nam đã tiếp nhận trên 251 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau, cả nước đã tiêm 227 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 các loại - Ảnh: VGP/Hiền Minh

Nhiều quốc gia châu Âu đang lo ngại làn sóng COVID-19 mùa Hè; tình hình dịch ở châu Á cũng đang có diễn biến mới. Các chuyên gia khuyến cáo cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục