Biến chủng BA.4 và BA.5 xâm nhập nhiều tỉnh, thành phố

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/8/2022 | 10:56:30 AM

Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% đã ghi nhận tại nhiều địa phương như Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Nai, TP.HCM.

Thông tin từ Bộ Y tế tối 3/8, Việt Nam ghi nhận thêm 2.096 ca mắc Covid-19, cao nhất trong hơn 2 tháng qua. Cùng ngày, 7.750 bệnh nhân Covid-19 đã được công bố khỏi bệnh. Con số này gấp gần 4 lần số mắc mới. Nước ta cũng không có F0 tử vong.

Dự báo về tình hình dịch trong 6 tháng cuối năm, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cho biết trên thế giới, biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến chủng Omicron SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể BA.2 đã ghi nhận tại nhiều quốc gia.

Việt Nam cũng đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ BA.4, BA.5. Các ca nhiễm biến thể phụ này sẽ ghi nhận nhiều hơn và số ca mắc sẽ gia tăng trở lại.

Sáng 2/8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương phát đi thông báo khẩn về kết quả giải trình tự gene virus SASR-CoV-2 của Viện Pasteur TP.HCM khẳng định vừa phát hiện 2 trường hợp nhiễm dòng phụ BA.5 trong cộng đồng trên địa bàn.

Ngày 30/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tiền Giang cũng ghi nhận ca nhiễm biến chủng BA.5 của Omicron ở TP Mỹ Tho. Đây là ca nhiễm đầu tiên thuộc chủng BA.5 trên địa bàn tỉnh vừa được ghi nhận.

Trước đó, tối 28/7, TS.BS Trần Minh Hòa, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Nai, cho hay địa phương đã ghi nhận 4 ca nhiễm biến chủng BA.5. Các bệnh nhân Covid-19 này đang được cách ly, điều trị tại nhà. Lực lượng chức năng đã tiến hành khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch ở TP Biên Hòa và ca bệnh ở huyện Trảng Bom.

Tại TP.HCM, TP Cần Thơ cũng đã phát hiện các ca bệnh Covid-19 nhiễm biến thể BA.4, BA.5.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có biện pháp xử lý kịp thời.

Các địa phương đẩy mạnh triển khai tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các trường hợp có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Cơ quan này cũng yêu cầu cần tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.
(Theo Zing)

Các tin khác
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa

Ngày 3/8, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn số 2425/UBND-VX về việc thực hiện tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mủa khỉ.

Theo kế hoạch, từ ngày 5/9, khoảng 70.000 trẻ em nguy cơ cao trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ bắt đầu được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Moderna.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

3 trong số 21 bệnh nhân được sử dụng thuốc AXA1125 ghi nhận chỉ số mệt mỏi về thể chất đã trở lại mức bình thường sau 28 ngày điều trị.

Người lao động được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên.

Ngày 2/8, Sở Y tế đã có báo cáo đánh giá nguy cơ, xét nghiệm sàng lọc SARS -CoV-2 và tiêm phòng Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục