COVID-19 kéo dài có thể gây tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ở trẻ em

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/8/2022 | 3:59:22 PM

Kết quả nghiên cứu mới đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho thấy, trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 kéo dài có nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng cao gấp đôi so với những trẻ không mắc COVID-19.

Nên theo dõi khám hậu COVID cho trẻ em.
Nên theo dõi khám hậu COVID cho trẻ em.

Theo kết quả nghiên cứu mới, huyết khối trong phổi hoặc huyết khối ở cẳng chân, đùi hoặc vùng chậu là những biến chứng phổ biến nhất. 

CDC Mỹ cho biết: "Các biến chứng này khá hiếm gặp ở trẻ em trong cơ sở dữ liệu phân tích, nhưng chỉ cần biến chứng gia tăng một chút cũng là đáng lưu ý".

Vẫn còn ít hiểu biết về tình trạng COVID-19 kéo dài ở trẻ em

Tiến sĩ Lyudmyla Kompaniyets và cộng sự cho biết, hầu hết các nghiên cứu về COVID-19 từ trước cho đến nay đều được thực hiện ở người lớn, vì vậy có rất ít thông tin về các nguy cơ đối với người từ 17 tuổi trở xuống.

Để tìm hiểu thêm, nhóm nghiên cứu đã so sánh các triệu chứng hậu COVID-19 giữa 781.419 trẻ em và thanh thiếu niên mắc COVID-19 với 2.344.257 trẻ không mắc COVID-19. Họ đã phân tích dữ liệu từ 01/3/2020 đến ngày 31/1/2022 để tìm xem trẻ nào có những biến chứng liên quan tới COVID-19 kéo dài.

Trong nghiên cứu, COVID-19 kéo dài được định nghĩa là tình trạng xuất hiện các triệu chứng dai dẳng ít nhất 4 tuần sau chẩn đoán mắc COVID-19.

So với những trẻ không có tiền sử mắc COVID-19, nhóm trẻ mắc COVID-19 kéo dài có thể gặp các nguy cơ:

- Bị thuyên tắc phổi cấp tính (huyết khối trong phổi) cao hơn 101%

- Bị viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim cao hơn 99%

- Bị huyết khối tĩnh mạch cao hơn 87%

- Bị suy thận cấp tính và không rõ nguyên nhân cao hơn 32%

- Nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 1 cao hơn 23%

Tiến sĩ Stuart Berger, chủ tịch Viện Tim mạch và Phẫu thuật tim trẻ em Mỹ cho biết: "Kết quả nghiên cứu chỉ ra một thực tế rằng các nguy cơ lây nhiễm COVID-19, cả về tác động cấp tính, Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) cũng như các tác động lâu dài là hiện hữu, đang được quan tâm và có thể gây hậu quả nghiêm trọng".

"Thông điệp được đúc kết từ các vấn đề trên là nên quan tâm đến tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19, đặc biệt là vaccine" – Tiến sĩ Berger nhấn mạnh.

Cần quan tâm tới biến chứng của COVID-19, đặc biệt ở trẻ em

Tiến sĩ Gregory Poland, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Bệnh Mayo Clinic ở Rochester (Mỹ) cho biết: "Kết quả nghiên cứu là lời cảnh tỉnh về mức độ nghiêm trọng của COVID-19".

"Cần lưu ý tới các biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 gây ra ở trẻ em, đó là những biến chứng có thể gây thay đổi cuộc sống và gây hậu quả ảnh hưởng tới suốt cuộc đời của trẻ. Đây cũng là lời cảnh tỉnh nghiêm túc đối với các bậc cha mẹ vào thời điểm mà tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ nhỏ ở mức thấp đáng lo ngại" – Poland cho biết thêm.

Tiến sĩ Peter Katona, giáo sư y khoa và chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Trường đại học y tế công cộng Fielding UCLA (Mỹ) cho biết: "Nghiên cứu này mang tính gợi ý nhưng chưa khẳng định hoàn toàn. Vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận về COVID-19 kéo dài, đặc biệt ở trẻ em, bởi vì vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ như: COVID-19 kéo dài nên được định nghĩa là các triệu chứng ở thời điểm 1 tháng hay 3 tháng sau mắc COVID-19? Định nghĩa thế nào về tình trạng sương mù não?…".

Katona và cộng sự đang tiến hành nghiên cứu biện pháp can thiệp đối với COVID-19 kéo dài để trả lời những câu hỏi trên, bao gồm cả đánh giá tỷ lệ mắc mới và hiệu quả của những biện pháp can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng, nghiên cứu mới cũng có những hạn chế như: việc sử dụng dữ liệu y tế ghi nhận tình trạng COVID-19 kéo dài nhưng không rõ mức độ nghiêm trọng ra sao; một số người thuộc nhóm không mắc COVID-19 nhưng có thể đã mắc bệnh mà chưa được xác nhận; và nhóm nghiên cứu cũng chưa xét đến tình trạng tiêm chủng của trẻ.

Poland lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn gia tăng mạnh các biến thể của SARS-CoV-2, bao gồm biến thể Delta và Omicron. Tuy nhiên, những tác động của COVID-19 kéo dài liên quan đến các biến thể gần đây hơn (như BA.5 hoặc BA.2.75) vẫn chưa được đề cập tới.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
CDC Mỹ đang theo dõi biến thể COVID-19 mới có tên BA.4.6.

Mỹ đang theo dõi một biến thể COVID-19 mới đáng lo ngại của Omicron là BA.4.6.

Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trạm Y tế thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu.

Theo quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan, tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, do đó cần chủ động đi trước một bước, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" trong việc tiêm vaccine.

Biến thể phụ BA.4, BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn 12% đã ghi nhận tại nhiều địa phương như Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Nai, TP.HCM.

Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa

Ngày 3/8, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành công văn số 2425/UBND-VX về việc thực hiện tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mủa khỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục