Số người tái nhiễm COVID-19 phải nhập viện tăng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 7/8/2022 | 3:23:37 PM

Liên tiếp những ngày qua, nhiều ngày trên cả nước ghi nhận hơn 2.000 ca mắc COVID-19 mới. Số ca nặng phải nhập viện thở oxy cũng tăng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại một số cơ sở y tế ở Hà Nội đang điều trị COVID-19, có cả bệnh nhi và trường hợp trẻ tuổi. Nhưng phần lớn vẫn là bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền. Hầu hết đều là tái nhiễm và chưa tiêm mũi 4.

Thời gian gần đây, ngày nào cũng có hơn 10 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Ngày cao điểm lên tới 20 trường hợp, kín số giường dành cho bệnh nhân COVID-19 tại đây. Họ được chuyển từ cơ sở tuyến huyện hoặc các bệnh viện chuyên khoa vào.

Mấy ngày trước, một bé trai 4 tuổi đã phát hiện mắc COVID-19 qua test nhanh. Khi ở nhà, do sốt cao, uống thuốc hạ sốt không đỡ nên gia đình đưa đi khám thì được cho nhập viện điều trị.

Một trường hợp khác là bệnh nhân ngoài 60 tuổi đã tiêm vaccine mũi 3 từ hồi đầu năm, vài ngày trước test nhanh cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, với nhiều bệnh lý nền như suy tim, cao huyết áp, đái tháo đường, lại suy thận đang lọc máu chu kỳ, tình trạng của ông nặng lên, vào viện trong tình trạng sốt cao, khó thở.

Để đảm bảo an toàn tại các bệnh viện, vừa phải đáp ứng khám chữa bệnh chung vừa điều trị COVID-19, tại những khoa phòng như lọc máu, chẩn đoán hình ảnh... không chỉ bố trí chỗ riêng cho bệnh nhân COVID-19 mà khung giờ cũng phải sắp xếp, sau khi đã làm xong cho các bệnh nhân khác.

Những trường hợp mắc COVID-19 nhập viện hầu hết phải phối hợp điều trị các bệnh lý nền kèm theo. Đa số đều đã từng mắc COVID-19, có chỉ định tiêm mũi 4 nhưng chưa tiêm.

Trong nước đã ghi nhận biến thể phụ, tại các tỉnh phía Nam, các biến thể này bắt đầu chiếm ưu thế, trong khi số ca mắc cũng như số ca chuyển nặng có xu hướng tiếp tục tăng. Điều này làm tăng mối lo ngại quá tải hệ thống y tế, nhất là trước nguy cơ dịch chồng dịch do một số bệnh dịch lưu hành khác như cúm, sốt xuất huyết đang trong mùa cao điểm.

(Theo VTV)

Các tin khác
Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ảnh minh họa về u não.

3 loại hợp chất - axit hydroxamic 2-aryl-2-(3-indolyl), theo các nhà nghiên cứu, có “khả năng đặc biệt biến đổi tế bào ung thư trong mô khỏe mạnh của con người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục