Theo dự án Our World in Data chuyên thu thập số liệu chính thức từ các chính phủ trên thế giới, tỷ lệ tiêm chủng của Brazil thuộc hàng cao nhất thế giới, với gần 90% dân số đã tiêm ít nhất 1 liều.
|
Ảnh minh họa
|
Theo Reuters, trong thông báo tối 16/9 (giờ địa phương), Chính phủ Brazil cho biết Cơ quan quản lý y tế quốc gia nước này (Anvisa) đã phê duyệt vacine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Động thái này mở rộng phạm vi cung cấp của vaccine Pfizer/BioNTech, được bán dưới tên thương hiệu Comirnaty cho người lớn và đã có sẵn ở Brazil.
Theo dự án Our World in Data chuyên thu thập số liệu chính thức từ các chính phủ trên toàn thế giới, tỷ lệ tiêm chủng của Brazil thuộc hàng cao nhất thế giới, với gần 90% dân số đã được tiêm ít nhất 1 liều.
Hôm 16/9, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận 97 trường hợp tử vong trên toàn quốc do COVID-19, thấp hơn nhiều so với mức cao nhất hàng ngày là 4.250 trường hợp, được ghi nhận hồi tháng 4/2021.
Ngày 17/6, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và Moderna (cùng của Mỹ) sản xuất cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi - nhóm tuổi cuối cùng đang chờ được tiêm chủng ngừa COVID-19 ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Cụ thể, FDA đã phê duyệt sử dụng loại vaccine 2 liều của Moderna cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, trong khi phác đồ tiêm vaccine do Pfizer bào chế đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi là 3 mũi.
Trong một tuyên bố, Giám đốc FDA Robert Califf cho biết: "Nhiều bậc phụ huynh, người bảo trợ và các nhân viên y tế đã chờ đợi có được loại vaccine (ngừa COVID-19) cho lứa trẻ nhỏ tuổi này và quyết định phê duyệt sẽ giúp bảo vệ các em nhỏ từ 6 tháng tuổi trước nguy cơ dịch bệnh. Chúng tôi hy vọng rằng các loại vaccine này có thể giúp bảo vệ các em trước những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của COVID-19, chẳng hạn như nhập viện và tử vong"./.
(Theo Vietnam+)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng hai liệu pháp kháng thể chống COVID-19 cùng lúc ở các bệnh nhân mắc bệnh này.
Bộ Y tế có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành; các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ về việc tăng cường công tác tiêm vaccine COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Đến sáng 14/9, thế giới có trên 614,56 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 6,51 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.