WHO lần đầu tiên xác định các bệnh về nấm là mối đe dọa với sức khỏe con người

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/10/2022 | 7:34:52 AM

Hội nghị Thượng đỉnh y tế thế giới: Sức khỏe là vấn đề chính trị quan trọng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố danh sách đầu tiên về 19 loại nấm gây bệnh là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người. WHO thậm chí còn cảnh báo có một số chủng ngày càng kháng thuốc và lây lan rộng.

WHO cũng có danh sách các loại vi rút và vi khuẩn tiềm ẩn mối đe dọa đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, so với danh sách vi rút và vi khuẩn đã được WHO xác định trước đó, các bệnh về nấm cho đến nay vẫn còn nhiều ẩn số mà các nhà khoa học chưa thể xác định, do đó vẫn còn khoảng cách rất lớn giữa sự hiểu biết, giám sát, chẩn đoán vi rút, vi khuẩn với các loại nấm.

Danh sách của WHO cũng chia ra 3 nhóm nấm với mức độ đe dọa gồm nghiêm trọng, cao và vừa phải. 

WHO cũng cho rằng rất khó để đánh giá mối đe dọa của các bệnh về nấm, do đó, WHO kêu gọi nỗ lực của các chính phủ và chuyên gia nghiên cứu nhằm tăng cường khả năng ứng phó với 19 loại nấm trong danh sách. 

Tiến sĩ Hanan Balkhy, Trợ lý Tổng Giám đốc WHO, khẳng định các bệnh nhiễm nấm có khả năng kháng thuốc đang là mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe cộng đồng trên thế giới. 

Nấm thường tấn công những người đã bị bệnh nặng, như bệnh nhân ung thư hoặc bệnh lao, và tỷ lệ đã tăng trong số các bệnh nhân Covid-19 nhập viện trong đại dịch. Đến nay, chỉ có bốn loại phương pháp điều trị tồn tại, với rất ít phương pháp điều trị mới tùy theo mức độ của bệnh.

Theo WHO, biến đổi khí hậu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh và phạm vi địa lý của các mầm bệnh đang mở rộng. WHO cho biết tình trạng nấm kháng thuốc một phần là do việc sử dụng quá nhiều thuốc chống nấm trong nông nghiệp.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Tờ Times of India ngày 25/10 đưa tin, biến thể phụ XBB của Omicron, đặc biệt là XBB.3, nhiều khả năng sẽ trở trành biến thể chủ đạo của virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ trong vòng 1 tháng tới.

Ảnh minh họa.

Khi công bố hết dịch Covid-19, các cơ chế, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch không được áp dụng trong tình trạng khẩn cấp sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; người dân có thể có tâm lý chủ quan, lơ là…

Cán bộ y tế Trung tâm Y tế huyện Trấn Yên đón tiếp và hướng dẫn người dân đến khám, chữa bệnh.

Thời gian qua, ngành y tế tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer/Biontech. Ảnh minh họa

Ngày 25/10, Nhật Bản bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tới 4 tuổi tại một bệnh viện ở thủ đô Tokyo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục