Chiều 2-11, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu vừa phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân N.M.H (41 tuổi) mang trong mình khối u trung thất khổng lồ - hơn 4 kg. Khối u “khủng” đã chèn lên toàn bộ khoang phổi 2 bên, đẩy tim lên trên khiến chị H luôn bị rơi vào tình trạng tức ngực, khó thở.
|
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.
|
Trước đó, chị H bị bệnh Lupus - một loại bệnh lý gây ra do rối loạn đáp ứng miễn dịch. Từ nhiều năm nay, bệnh nhân vẫn đi khám định kỳ và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Gần đây, chị thấy đau tức ngực, khó thở nhiều, triệu chứng ngày càng nặng. Bác sĩ cho chụp cắt lớp thì phát hiện chị có u trung thất lớn, trọng lượng hơn 4 kg, chiếm phần lớn thể tích lồng ngực. Điều đáng nói, khối u "khủng” đã làm giảm thể tích trường phổi hai bên, gây chèn ép tim và các mạch máu lớn trên nền bệnh lý mạn tính.
Sau khi hội chẩn liên khoa: Tim mạch, Dị ứng, Gây mê hồi sức, Phẫu thuật lồng ngực để tìm phương án, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
Bác sĩ Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực mạch máu (Bệnh viện Bạch Mai) - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, khối u là tổ chức mỡ, chiếm toàn bộ trung thất và phần dưới khoang màng phổi, ranh giới u tương đối rõ với các tổ chức xung quanh. Với trọng lượng sau khi cắt khoảng 4kg, khối u khổng lồ khiến hai phổi của bệnh nhân bị đẩy lên trên, ôm quanh tim và các mạch máu lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh nhân bị tức ngực, khó thở.
Chia sẻ về độ phức tạp của ca phẫu thuật, theo bác sĩ Ngô Gia Khánh, khối u to, đường mổ lớn nên nguy cơ mất máu, đau sau mổ rất lớn. Ê kíp gây mê và phẫu thuật đã phải phối hợp và theo dõi sát từng chỉ số huyết động trong mổ, phẫu tích, bảo tồn các cấu trúc mạch máu, thần kinh trong toàn bộ cuộc mổ để hạn chế mất máu mà vẫn lấy trọn khối u lớn, giải phóng hai phổi khỏi bị chèn ép. Sau ca phẫu thuật, hiện bệnh nhân đã thở được bình thường.
U mỡ là u lành tính của mô mỡ và là u lành tính thường gặp nhất ở người lớn. U mỡ chiếm 20% tổng số u lành tính ở mô mềm và hay gặp nhất là u mỡ dưới da. Tuy nhiên, u mỡ trong khoang ngực như trường hợp của bệnh nhân H lại rất hiếm gặp.
Để phòng bệnh và có thể điều trị sớm khi mới phát bệnh, các bác sĩ của khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu khuyến cáo người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện những bất thường và có thể can thiệp điều trị kịp thời. Những bệnh nhân đã được phẫu thuật cũng nên đi khám, kiểm tra sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế để theo dõi tình trạng tái phát, có phương án điều trị kịp thời.
(Theo HNMO)
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy protein đột biến của virus SARS-CoV-2 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.
"Mạng lưới nhà khoa học trẻ ngành y tế Việt Nam toàn cầu" sẽ giúp tăng cường đoàn kết, tập hợp lực lượng trí thức trẻ nghiên cứu y tế trong các hoạt động tại cộng đồng trong nước và quốc tế.
Ngày 2-11, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, vừa phẫu thuật thành công, lấy ra một khối u nặng khoảng 22kg bao gồm khối u kích thước 370mm cân nặng 7,5kg và 14,5 lít dịch cho bệnh nhân nữ K.T.M.L (18 tuổi, là du học sinh đang sinh sống và học tập ở nước ngoài).
Theo quyết định công bố của Bộ Y tế Nhật Bản, người trên 18 tuổi được phép tiêm loại vaccine cải tiến và thời gian tiêm là 3 tháng sau mũi tiêm gần nhất.