Hàn Quốc: Số ca nặng và tử vong do COVID-19 vẫn ở mức cao

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/11/2022 | 3:43:51 PM

Số ca nặng tăng thêm 16 ca lên 453 ca và 7 ngày liên tiếp ở ngưỡng khoảng 400 ca; số ca tử vong tăng thêm 55 ca, đưa tổng số người không qua khỏi kể từ khi dịch bệnh bùng phát lên 30.278 ca.

Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/11.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 21/11.

Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc ngày 25/11 dẫn lời Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Cho Kyoo-hong cho biết số ca mắc COVID-19 diễn tiến nặng ở nước này đang có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là người cao tuổi, nên cần ứng phó với dịch bệnh một cách quyết liệt.

Theo Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương, hệ số lây nhiễm COVID-19 trong tuần thứ ba của tháng 11 là 1,1. Số ca nặng trong tuần (kết thúc vào ngày 20/11) tăng 16% so với 7 ngày trước đó, trong đó 90% là người trên 60 tuổi.

Số liệu cập nhật của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho thấy số ca mắc mới COVID-19 tại nước này trong 24 giờ (tính đến sáng 25/11) đã vượt 50.000 ca, lên 53.698 ca. Xu hướng lây nhiễm bệnh đang tăng chậm lại so với hồi đầu tuần (trung bình trên 70.000 ca/ngày).

Mặc dù vậy, số ca nặng và tử vong do COVID-19 vẫn ở mức cao. Cụ thể, số ca nặng tăng thêm 16 ca lên 453 ca và 7 ngày liên tiếp ở ngưỡng khoảng 400 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tăng thêm 55 ca, đưa tổng số người không qua khỏi kể từ khi dịch bệnh bùng phát lên 30.278 ca.

Chính phủ Hàn Quốc nhận định số ca mắc mới trong làn sóng lây nhiễm mới vào mùa Đông năm nay có thể dao động từ 50.000 ca tới tối đa 200.000 ca/ngày, nên cần lập đối sách một cách phù hợp.

Chính phủ nước này sẽ bố trí thêm giường dành cho bệnh nhân nặng tại các bệnh viện có năng lực điều trị hàng đầu, nỗ lực đảm bảo giường bệnh đủ để đối phó tối đa 200.000 ca mắc mới/ngày.

Bộ Y tế Hàn Quốc sẽ nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho các bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà, như kéo dài thời gian tư vấn, khám chữa bệnh vào buổi tối, ngày nghỉ; tăng cường trao đổi thông tin về giường bệnh giữa cơ quan y tế và chính quyền địa phương để hỗ trợ bệnh nhân nặng nhập viện kịp thời.

Với các cơ sở dễ xảy ra lây nhiễm tập thể như bệnh viện điều dưỡng, chính phủ sẽ gia hạn thời gian hoạt động của các nhóm chuyên trách tiêm chủng, khám chữa bệnh tận nơi cho tới hết tháng 1/2023, đồng thời xem xét phương án hỗ trợ cho những cơ sở có tỷ lệ tiêm phòng cao.

Cơ quan phòng dịch sẽ theo dõi sát sao xu hướng gia tăng ca mắc mới và tình hình phát sinh dịch bệnh ở các cơ sở dễ lây nhiễm để siết chặt quy định phòng dịch trong trường hợp cần thiết.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra phương án mở rộng nguồn cung, điều chỉnh đơn giá thuốc nhằm ổn định cung cầu thuốc cảm cúm, đối phó với tình huống bùng phát mạnh cả dịch COVID-19 và cúm mùa trong mùa Đông năm nay.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Thực hiện Công văn số 12290/QLD-CL ngày 17/11/2022 của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD- 33386-19 và Greaxim, VD-18235-13.

Nhân viên mặc đồ bảo hộ rời khỏi một khu dân cư bị phong tỏa ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 25-11

Ngày 25-11, Trung Quốc công bố ghi nhận 32.695 ca nhiễm mới trong cộng đồng vào ngày trước đó, cao kỷ lục kể từ đầu đại dịch COVID-19.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị tại Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đà Nẵng.

Nam bệnh nhân Nguyễn Đình P. (32 tuổi, trú quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) bị viêm cơ tim cấp, choáng tim nguy kịch đã được cứu sống thần kỳ bằng bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).

Bệnh sởi rất dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa được

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết hiện nay bệnh sởi đang lan rộng ở nhiều khu vực và là mối đe dọa sắp xảy ra trên khắp toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục