Thường xuyên căng thẳng
Tình trạng căng thẳng quá mức và thường xuyên kéo dài mà không có cách giải quyết, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy một số bệnh ung thư có thể liên quan đến stress trong công việc, tiêu biểu như ung thư phổi.
Căng thẳng liên tục trong công việc khiến tăng nhịp tim và thở nhanh hơn, có thể gây căng phổi và gây các biến chứng với hệ hô hấp. Căng thẳng kinh niên cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa và trầm cảm.
Để bảo vệ bản thân trước đại dịch ung thư, bạn nên sửa những thói quen không tốt nêu trên, cũng như hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ để nhận được những tư vấn sức khỏe kịp thời từ các chuyên gia y.
Gần đây, nhiều người bắt đầu quan tâm tìm hiểu về các gói bảo hiểm sức khỏe của những công ty bảo hiểm phi nhân thọ như gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo; gói bảo hiểm cho bệnh chuyên biệt dành cho ung thư... Các gói bảo hiểm này đều cho phép khách hàng chủ động lựa chọn cơ sở y tế điều trị phù hợp.
Thói quen ăn nhiều muối
Người nào có thói quen duy trì chế độ ăn nhiều muối có thể gây ra thiệt hại lớn cho hàng rào niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dàyvà ung thư đường ruột.
Một lượng lớn muối sau khi thâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu và gây ra thiệt hại nhất định cho niêm mạc dạ dày.
Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe khuyến cáo rằng, người lớn không nên ăn số lượng muối vượt quá 6 gram mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng không nên ăn các sản phẩm chế biến như giăm bông, thịt xông khói và các món muối chua sử dụng nhiều muối.
Ăn cay, uống nóng
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) phối hợp với Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) cùng nghiên cứu, phân tích về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, dùng đồ uống ở nhiệt độ 65 độ C hoặc cao hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh ung thư thực quản.
Theo đó, việc ăn, uống đồ nóng có nhiệt độ cao dẫn đến tổn thương mô, niêm mạc thực quản, rồi tới viêm thực quản, viêm vòm họng và tổn thương niêm mạc của hệ tiêu hóa từ miệng trở vào. Tình trạng viêm kéo dài theo thời gan có thể dẫn đến ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày...
Do vậy, bạn nên để thức ăn nguội bớt trước khi ăn vào miệng, hạn chế dùng nhiều đồ cay nóng như rượu bia có độ cồn cao.
Lời khuyên thêm dành cho bạn
Thường xuyên duy trì và phát triển các thói quen tốt, tham gia tập thể dục đều đặn, vận động hợp lý không chỉ có thể cải thiện chức năng tim và phổi, mà còn có thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Duy trì thái độ tích cực và lạc quan, tránh gánh nặng tâm lý quá nhiều, bỏ thuốc lá và hạn chế tối đa việc uống rượu, chú ý đến sự thanh đạm, hợp lý và cân bằng trong chế độ ăn uống.
(Theo Doanh nghiệp)