Trung Quốc xác nhận những ca tử vong COVID-19 đầu tiên sau nới lỏng

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/12/2022 | 3:06:45 PM

Ngày 19-12, Trung Quốc báo cáo thêm 2 ca tử vong COVID-19 và 1.918 ca mắc mới trong 24 giờ qua.

Một người đàn ông xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Thượng Hải ngày 19-12.
Một người đàn ông xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Thượng Hải ngày 19-12.

Tân Hoa Xã đưa tin 2 ca tử vong trên là những ca tử vong đầu tiên liên quan đến COVID-19 kể từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ hầu hết hạn chế nghiêm ngặt về phòng chống dịch ngày 7-12.

Đây cũng là 2 ca tử vong COVID-19 đầu tiên được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) báo cáo kể từ ngày 3-12 năm nay, vài ngày trước khi Bắc Kinh tuyên bố nới lỏng chính sách "không COVID-19".

Ngày 19-12, NHC báo cáo 1.918 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng và 1.344 bệnh nhân COVID-19 được xuất viện trong 24 giờ qua. Bắc Kinh dừng việc thống kê số ca mắc COVID-19 không triệu chứng từ tuần trước với lý do nước này giảm hoạt động xét nghiệm PCR bắt buộc sau khi thay đổi chính sách.

Tổng số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc tính đến ngày 19-12 là 380.453 ca, trong khi tổng số ca tử vong là 5.237 ca và 339.885 trường hợp phục hồi.

Theo Tân Hoa Xã, tại quận Thạch Cảnh Sơn của thủ đô Bắc Kinh, các nhân viên y tế đã đến từng nhà đề nghị tiêm phòng cho những người cao tuổi.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy tỉ lệ tiêm chủng COVID-19 của Trung Quốc là trên 90% nhưng tỉ lệ tiêm nhắc lại ở người trưởng thành giảm xuống còn 57,9% và đối với người từ 80 tuổi trở lên giảm xuống còn 42,3%.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất là tiêm vaccine cho trẻ 3 lần từ khi mới sinh ra.

Theo các chuyên gia y tế, một dạng bệnh truyền nhiễm mà chúng ta cần cảnh giác đó là bệnh bạch hầu, trong đó vi khuẩn gây bệnh thường lây lan qua đường hô hấp là chủ yếu. Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh bạch hầu đều có thể bị lây nhiễm. Nếu không phát hiện và kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ bùng phát thành dịch bạch hầu.

Hiện nay, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đã có chiều hướng giảm nhẹ tại các nước phương Tây nhưng vẫn tiếp tục tăng ở châu Á trong suốt 2 thập kỷ qua. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao do ung thư ở những quốc gia châu Á có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm việc bệnh nhân chưa được tiếp cận những phương pháp điều trị phù hợp cho mình.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại lễ tổng kết.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đi sau nhưng về trước trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên trên tổng dân số tại Việt Nam cao gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới. Tỷ lệ tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cao hơn một số quốc gia phát triển như Mỹ, Pháp, Đức, Italia.

Ảnh minh họa.

Dưới đây là những thói quen ít người biết là tác nhân gây ung thư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục