Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fuman Break chứa chất cấm Sildenafil.
|
Sản phẩm đang bị thu hồi.
|
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm nhận được kết quả của Viện Dinh dưỡng về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fuman Break. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm này có chứa chất cấm Sildenafil.
Sản phẩm được quảng cáo có công dụng "tăng cường sinh lực nam giới” bị cảnh báo chứa chất cấm có hại cho sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fuman Break chứa chất cấm Sildenafil.
Sản phẩm được sản xuất tại chi nhánh Công ty TNHH Dược - Mỹ phẩm Đắk Tín, địa chỉ số 8, đường số 100, phường Tân Phú, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quyết định thu hồi sản phẩm vi phạm và đang xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, Cục cảnh báo và đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm. Trường hợp phát hiện các sản phẩm này lưu hành trên thị trường, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào tháng 5/2022, Cục An toàn thực phẩm cũng đã cảnh báo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ hoàn dương plus và Stony bổ thận tráng dương tăng cường sinh lý chứa chất cấm.
Theo đó sản phẩm Bổ hoàn dương plus (NSX: 11/5/2022, HSD: 10/5/2025) có chứa chất Sildenafil 32,4 mg/g. Ngoài ra, sản phẩm Stony bổ thận tráng dương (số công bố 10541/2021/ĐKSP) cũng có chất Sildenafil 27,3 mg/g.
(Theo VOV)
Ngày 25/12, Chính phủ Ấn Độ đã ban bố lệnh báo động về sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đang đến gần, nguy cơ bệnh nhân mắc liên cầu lợn lại tăng lên do tập quán thịt lợn, ăn tiết canh lấy may dịp cuối năm.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nước này đã ghi nhận hơn 100 triệu ca mắc Covid-19, quốc gia đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc này.
Sự gia tăng số ca nhiễm trùng sau khi các quốc gia dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc kháng sinh như penicillin và amoxicillin, càng cho thấy rõ hơn tình trạng bấp bênh của chuỗi cung ứng thuốc kháng sinh toàn cầu.