Hơn 1.000 người cấp cứu vì đánh nhau trong 2 ngày nghỉ Tết đầu tiên

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/1/2023 | 7:57:06 AM

Thông tin từ Bộ Y tế, từ sáng 29 Tết đến sáng mùng 1 Tết Quý Mão 2023, có 1.056 người phải cấp cứu do đánh nhau, với 3 ca tử vong.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay trong 2 ngày nghỉ đầu tiên của dịp Tết Quý Mão (tính từ 7h sáng 29 Tết đến 7h sáng mùng 1), số nhập viện do tai nạn giao thông tăng, nhưng số ca tử vong giảm.

Trong khi đó, số ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau giảm, tai nạn do pháo nổ tăng mạnh (31,6%), đồng thời số khám cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác cũng tăng gần 23% so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022.

Thông tin được tổng hợp từ báo cáo của 63 Sở Y tế và y tế ngành. Tính đến sáng 22/1 (tức mùng 1 Tết) có 76.871 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Hơn 19.000 bệnh nhân phải nhập viện điều trị nội trú, chiếm 52% số tới khám, giảm 29,1% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022.

Các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã thực hiện 2.442 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 705 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân. Có gần 2.500 trẻ chào đời từ 7h sáng 30 đến 7h sáng mùng 1 Tết. Gần 31.900 bệnh nhân được cho xuất viện về nhà.

Cấp cứu tai nạn giao thông, pháo nổ tăng 

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão, tổng số có 4.353 trường hợp khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng 2,4% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022.

Trong số này, hơn 1.500 lượt trường hợp phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi, tăng 12,8% so với cùng ngày Tết năm ngoái; có 511 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị.

Có 44 ca tử vong do tai nạn giao thông (bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về), tăng 8 ca so với cùng ngày Tết Âm lịch 2022.

Như vậy, hai ngày nghỉ Tết (từ 7h sáng 29 Tết đến 7h sáng mùng 1) đã có 8.235 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022. Trong đó, 3.002 trường hợp phải nhập viện điều trị (tương đương 36,5%).

Từ sáng 30 đến sáng mùng 1 Tết Quý Mão, các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận 186 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa, nhiều hơn 57 ca so với cùng ngày Tết 2022. Tổng chung 2 ngày nghỉ Tết, có 215 ca cấp cứu vì pháo, chưa kể có 19 ca cấp cứu vì tai nạn vũ khí, vật liệu nổ tự chế với 2 ca tử vong. 
                  
Tổng số ca cấp cứu vì đánh nhau là 1.056 ca trong 2 ngày nghỉ Tết đầu tiên, tương đương Tết năm ngoái. Riêng từ 7h sáng 30 Tết đến 7h sáng mùng 1, có một người tử vong vì tai nạn đánh nhau, tổng chung 2 ngày nghỉ có 3 trường hợp tử vong.                        

Riêng với tai nạn sinh hoạt, lao động, có gần 5.000 ca khám, cấp cứu trong 2 ngày nghỉ, 10 ca tử vong.

Về tình hình ngộ độc thực phẩm, có 79 ca khám, cấp cứu riêng trong trong 24 giờ từ 7h sáng 30 Tết đến 7h sáng mùng 1. Trong đó có 36 ca được xác định là ngộ độc, say rượu. Các cơ sở cũng ghi nhận 4 ca khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Chiếc kéo được phẫu thuật lấy ra an toàn khỏi bệnh nhi

Ngày 18/1, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận trường hợp cháu Phạm Tr H 12 tuổi, trú tại Gia Lâm – Hà Nội bị kéo thủ công của bạn đâm vào đầu.

Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch trên thế giới và trong nước, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của Covid-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch…

Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

“Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá 2 đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần”, Tiến sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo.

Người dân trên đường tới nơi làm việc ở Tokyo, Nhật Bản ngày 28/12/2022.

Đề xuất trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang thảo luận về việc đưa COVID-19 vào nhóm 5 trong danh sách các bệnh truyền nhiễm, tức là ngang với cúm mùa nhằm giảm bớt gánh nặng cho bệnh viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục