Nguy cơ dịch bệnh phát triển, lây lan khi trời mưa, nồm ẩm

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/2/2023 | 3:05:50 PM

Thời tiết miền Bắc nồm ẩm, miền Nam xuất hiện nhiều cơn mưa khiến nguy cơ gia tăng bệnh hô hấp, sốt xuất huyết và nhiều dịch bệnh khác.

Nguy cơ dịch bệnh phát triển, lây lan khi trời mưa, nồm ẩm.
Nguy cơ dịch bệnh phát triển, lây lan khi trời mưa, nồm ẩm.

Gia tăng trẻ mắc bệnh hô hấp

Trong khi miền Bắc thời tiết nồm ẩm, mưa rét, ở miền Nam lại có những cơn mưa bất chợt. Thời tiết này theo các chuyên gia đánh giá thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Cùng với đó là việc người dân di chuyển hoặc tập trung đông là điều kiện mầm bệnh lây lan. Ghi nhận thực tế cho thấy tại các bệnh viện, số bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp chiếm phần lớn, đặc biệt là trẻ em.

Liên tục những trường hợp bệnh nhi đến thăm khám với các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện này tiếp nhận 3.000 - 4.000 bệnh nhi. 70% trong số này là các trẻ liên quan đến bệnh hô hấp.

Bác sĩ Lê Công Thiên - Phó khoa khám bệnh, Bệnh viện nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Có yếu tố di chuyển, thay đổi môi trường, ô nhiễm, rồi thời tiết lạnh và mưa nên có những bệnh tăng đột ngột".

Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, để tránh mắc bệnh giai đoạn này. Đặc biệt phụ huynh cần theo dõi sát các dấu hiệu của trẻ đề phòng bệnh diễn biến nặng.

Bác sĩ Lê Công Thiên - Phó khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Để tránh trở nặng, mình có con bệnh mình cần chú ý nhiều hơn chút với các dấu hiệu như thở nhanh, khó thở, bỏ ăn, sốt cao liên tục".

Ngoài chú ý dinh dưỡng và biểu hiện phòng chuyển nặng, các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ huynh không tự ý dùng kháng sinh khiến trẻ có thể trở nặng gây khó khăn cho điều trị.

Nguy cơ dịch bệnh mùa xuân

Ngoài bệnh hô hấp, bệnh sốt xuất huyết cũng cần chú ý. Thống kê cho thấy tuần qua TP Hồ Chí Minh có thêm 23 ổ dịch sốt xuất huyết. Số ca mắc dù đã giảm gần một nửa so với tháng trước nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các nguy cơ dịch bệnh khác cũng được các chuyên gia chỉ ra.

Mùa xuân lượng người dân đi lại giao lưu tăng cao. Đây cũng là mùa mà các chuyên gia khuyến cáo một số dịch bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Sau Tết, giao thương sẽ mang đi virus thông thường, đặc biệt là những virus mà chúng ta chưa khống chế tốt - sởi, thủy đậu, tay chân miệng. Mà những bệnh này theo mùa. Thông thường từ tháng 2 đến tháng 6, bệnh thủy đậu tăng rất cao".

Theo đại diện Viện Pasteur, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn còn cao so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là type sốt xuất huyết Dengue 3 gây bệnh nặng đang xuất hiện ở một số quốc gia Đông Nam Á. Do đó, bệnh sốt xuất huyết cần được quan tâm phòng chống ngay sau Tết.

ThS. BS Lương Chấn Quang - Trưởng khoa kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Chúng ta phải chống dịch sốt xuất huyết ngay sau Tết luôn, không để đến ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết hay đến khi nó gia tăng".

Trong khi đó, COVID - 19 vẫn đang được Bộ Y tế triển khai các giải pháp giám sát chặt. 4 đoàn công tác đã được cử đến các cửa ngõ kiểm tra công tác phòng chống dịch. Các khuyến cáo cho người dân cũng được Viện Pasteur đưa ra.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng - Phó viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Khuyến cáo người dân tuân theo Bộ Y tế khi đi những phương tiện công cộng, chúng ta cũng chú ý mang khẩu trang và sát khuẩn, nhất là người dân tiêm vaccine mũi 1, 2; mũi nhắc 1 và 2 thì đến cơ sở y tế tiêm ngừa đầy đủ".

Viện Pasteur cũng đề nghị các địa phương cần bổ sung biển khuyến cáo đeo khẩu trang, khử khuẩn ở những nơi vui chơi, tổ chức lễ hội bởi đây là thời điểm giao lưu đi lại gia tăng cần truyền thông để người dân lưu ý phòng bệnh.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bệnh nhân sau 25 ngày được xuất viện.

Vừa qua, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã cứu sống một thai phụ người Mông nghi ngộ độc do tự sử dụng thuốc nam tự chế từ cây rừng.

Mẫu thuốc mà bệnh nhân uống chứa chất cấm.

Sau khi sử dụng thuốc Nam dạng viên để chữa đái tháo đường, người đàn ông 63 tuổi (ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hoá nặng.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết qua rà soát không có thông tin về sản phẩm này đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, số ca tử vong liên quan đến COVID-19 của Trung Quốc trong tuần qua đã giảm một nửa, từ tổng số 6.364 ca của tuần trước đó xuống còn 3.278 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục