Nhập viện do uống thuốc Nam chứa chất cấm phenformin

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/2/2023 | 1:53:00 PM

Sau khi sử dụng thuốc Nam dạng viên để chữa đái tháo đường, người đàn ông 63 tuổi (ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải nhập viện trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hoá nặng.

Mẫu thuốc mà bệnh nhân uống chứa chất cấm.
Mẫu thuốc mà bệnh nhân uống chứa chất cấm.

Xét nghiệm viên thuốc bệnh nhân uống có thành phần phenformin. Vì độc tính rất cao, gây tử vong cho nhiều người nên phenformin đã bị thế giới thu hồi và cấm sử dụng từ những năm 1970.

Sáng 7-2, theo tin từ Bệnh viện Bạch Mai, tại Trung tâm Chống độc của bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam 63 tuổi (ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) trong tình trạng đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Sau khi được người quen giới thiệu về một loại thuốc chữa đái tháo đường rất tốt, nam bệnh nhân đã mua và sử dụng. Đó là loại thuốc Nam dạng viên, bán 20 gói với giá 10 triệu đồng. Sau khi uống được gần 20 ngày, bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng, nôn mửa và được người nhà đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, sau đó điều trị tại Trung tâm Chống độc.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, đau bụng, khó thở, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ đã tiến hành điều trị hồi sức tích cực và lọc máu cấp cứu. Hiện tại, tình hình bệnh nhân đã cải thiện tốt hơn rất nhiều.

Trước đó, phenformin được phát hiện vào năm 1957 dùng để điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, người ta nhận thấy phenformin mặc dù giúp kiểm soát đường huyết nhưng lại gây ra tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng, dẫn đến tử vong, đó chính là nhiễm acid lactic. Do đó, vào những năm 1970, phenformin dần bị hạn chế sử dụng và bị cấm lưu hành ở Mỹ cũng như các nước khác vào tháng 11-1978.

Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, nhiều người đã cố tình trộn loại chất bị cấm này vào trong các thuốc chữa đái tháo đường "rởm”, mạo danh các thuốc y học cổ truyền, thuốc Nam, thực phẩm chức năng để bán ra thị trường gây ra ngộ độc.

Các trường hợp ngộ độc thuốc chữa đái tháo đường phenformin xảy ra gần đây còn xuất hiện thêm các biểu hiện nhiễm toan chuyển hóa, nồng độ lactat trong máu cao, tụt huyết áp gây nhầm hoặc lẫn lộn với sốc nhiễm khuẩn, suy gan, nên dễ bị bỏ sót. Kể cả khi điều trị tích cực, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng rất cao.

"Bệnh đái tháo đường là bệnh mạn tính dễ gây tâm lý nản với một số bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh có nhiều hậu quả và biến chứng nên cần điều trị và theo dõi chặt chẽ lâu dài về y học hiện đại kết hợp với tuân thủ về chế độ ăn uống, vận động và dùng thuốc. Người dân cần cảnh giác và tránh xa trước các lời quảng cáo, chào mời từ các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng hay các thuốc không bảo đảm về nguồn gốc, không có các thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế”, Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, khi nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do một loại sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng, người bệnh cần giữ lại tất cả các mẫu vật còn lại cùng các thông tin liên quan để có thể chuyển cho các cơ quan chức năng hoặc bệnh viện tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm nhằm xác minh và có các biện pháp ngăn chặn ngộ độc tiếp tục xảy ra với người khác.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết qua rà soát không có thông tin về sản phẩm này đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Ảnh tư liệu

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, số ca tử vong liên quan đến COVID-19 của Trung Quốc trong tuần qua đã giảm một nửa, từ tổng số 6.364 ca của tuần trước đó xuống còn 3.278 ca.

Trên lưng con tôm có đường chỉ đen, nhiều người cho rằng không nên ăn vì bẩn nên khi chế biến thường rút sợi này ra bỏ. Vậy có nên ăn đường chỉ lưng tôm không?

Ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ, trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, tin giả về dịch bệnh đã gây ra hệ lụy, dẫn đến một phong trào tạm dịch là "Máu tinh khiết".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục