Tổng giám đốc WHO tuyên bố mạnh chưa từng thấy về nguồn gốc COVID-19

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/3/2023 | 2:33:21 PM

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh việc tìm ra nguồn gốc đại dịch COVID-19 là yêu cầu mang tính đạo đức và phải kiểm tra mọi giả thuyết.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Reuters ngày 12-3 cho biết tuyên bố do ông Ghebreyesus đưa ra trên mạng xã hội Twitter và được xem là bình luận mạnh mẽ nhất của WHO về việc tìm ra nguồn gốc đại dịch COVID-19. 

"Hiểu nguồn gốc của COVID-19 và khám phá tất cả giả thuyết là một yêu cầu về mặt khoa học để giúp chúng ta ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai và một yêu cầu về mặt đạo đức, vì hàng triệu người đã tử vong và những người sống chung với hội chứng COVID-19 kéo dài" - ông Ghebreyesus viết.

Cách đây tròn 3 năm, WHO lần đầu tiên sử dụng cụm từ "đại dịch" để mô tả sự bùng phát COVID-19 trên toàn cầu.

Tờ The Wall Street Journal trước đó đưa tin một cơ quan của Mỹ đã đánh giá rằng đại dịch COVID-19 có thể bắt nguồn từ rò rỉ phòng thí nghiệm ngoài ý muốn của Trung Quốc, gây áp lực buộc WHO phải đưa ra câu trả lời. Bắc Kinh đã bác bỏ giả thuyết này.

Cuối tuần trước, các nhà hoạt động, chính trị gia và học giả viết trong một bức thư ngỏ rằng trọng tâm của dịp kỷ niệm 3 năm COVID-19 nên tập trung vào việc ngăn chặn tình trạng cung cấp vắc-xin COVID-19 không công bằng. Điều này được cho là dẫn đến ít nhất 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng ngừa được.

Hồi năm 2021, một nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu đã tới TP Vũ Hán - Trung Quốc. Đây là nơi báo cáo các trường hợp COVID-19 đầu tiên ở người. 

Trong một báo cáo chung, nhóm này kết luận virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Kể từ đó, WHO đã thành lập một nhóm cố vấn khoa học về các mầm bệnh nguy hiểm nhưng chưa đưa ra bất kỳ kết luận nào về nguồn gốc COVID-19.
(Theo NLĐO)

Các tin khác
PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng loại vaccine Covid-19 nào cũng có tác dụng phụ.

PGS Dũng cho hay biến chứng TTS chỉ xảy ra ở lần tiêm đầu tiên trong vòng một tháng đầu. Ở những lần tiêm vaccine này lần thứ hai, ba, bạn không bị hội chứng TTS.

Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục