Phòng, tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/3/2023 | 7:39:52 AM

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng của người bệnh. Vì đang là giai đoạn giao mùa nên trẻ nhỏ dễ mắc bệnh tay chân miệng. Do vậy, phụ huynh cần chú ý phòng, tránh bệnh cho trẻ.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng do vi rút đường ruột gây ra, trong đó 2 loại vi rút gây bệnh phổ biến là vi rút Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Nếu vi rút Coxsackievirus A16 thường chỉ gây ra triệu chứng nhẹ, thì vi rút EV71 thường gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong khoảng từ 3 đến 7 ngày sau khi vi rút xâm nhập vào cơ thể trẻ. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu thường chưa xuất hiện.

Sau giai đoạn này, bệnh sẽ khởi phát, diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, có biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy… Tiếp đến từ 3 đến 10 ngày sau, trẻ bị loét miệng, đau miệng, xuất hiện những nốt phát ban có dạng phỏng nước với đường kính khoảng vài milimet ở miệng, lòng bàn tay bàn chân, mông; bỏ ăn; sốt nhẹ; nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị sớm sẽ dễ gây biến chứng.

Để phòng, tránh bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn nên chú ý vệ sinh đồ chơi, không gian vui chơi của trẻ, đặc biệt là những nơi mà trẻ hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà. Khi nấu thức ăn cho trẻ, người lớn cần vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Bảo đảm cho trẻ ăn chín, uống sôi...

(Theo HNMO)

Các tin khác
Bệnh viện Nhi Đồng Nai đang điều trị cho 12 ca, trong đó có 2 ca rất nặng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì một cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.

Thông tin vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu khiến nhiều người lo ngại. Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cho biết đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cảnh báo.

Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái khám sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật trí tuệ cho trẻ em tại Trường Mầm non Sunrise.

Từ ngày 19/4 đến 2/5, Trung tâm Y tế thành phố Yên Bái đã triển khai chương trình sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật về thể chất, trí tuệ trong 9 trường mầm non trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục