Chủ động phòng ngừa lây nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV cho trẻ

  • Cập nhật: Thứ hai, 17/4/2023 | 8:12:24 AM

Thời điểm giao mùa Xuân - Hè kèm theo thời tiết nồm ẩm khiến virus hợp bào hô hấp RSV phát triển mạnh.

Bệnh nhi mắc virus RSV được điều trị tại các phòng cách ly của Khoa Hồi sức Hô hấp - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi mắc virus RSV được điều trị tại các phòng cách ly của Khoa Hồi sức Hô hấp - Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trong 1 tháng trở lại đây, số ca nhập viện vì virus hợp bào hô hấp RSV tại Bệnh viện Nhi Trung ương có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá hoang mang, thay vào đó hãy chủ động cập nhật kiến thức về dấu hiệu bệnh, cách phòng ngừa nhằm giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV cho trẻ, cũng như kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển nặng.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh và dấu hiệu cần cho trẻ nhập viện

Virus RSV không mới ở các bệnh nhi, theo thống kê, có tới 90% trẻ em nhiễm loại virus này trong 2 năm đầu đời, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn kém.

Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi phát ban đầu thường là ho khan, hắt hơi, sổ mũi và có thể sốt nhẹ tới cao. Các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác. Đến giai đoạn toàn phát, trẻ có dấu hiệu khò khè, ho nhiều, thở nhanh. Đối với trẻ sơ sinh có thể có các dấu hiệu nặng như sốt cao khó hạ, tím tái, rút lõm lồng ngực, trẻ kích thích quấy khóc hoặc có cơn ngừng thở. Đối với những trẻ có bệnh lý nền như trẻ bị tim bẩm sinh, trẻ sinh non, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị loạn sản phổi,… thì bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn.

Bệnh thường kéo dài trong vài ngày, nếu trẻ có nền sức khỏe tốt, và được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ không quá đáng ngại và tự khỏi sau 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ cần căn cứ theo tình trạng bệnh của từng trẻ để quyết định cho trẻ điều trị ở nhà hay nhập viện.

Nếu trẻ có một trong những biểu hiện sau thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện:

- Sốt cao, co giật.

- Tím tái.

- Bỏ bú, kém ăn.

- Thở nhanh, rút lõm lồng ngực.

Đối tượng trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ có bệnh lý nền, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý cho trẻ đi khám sớm để kiểm soát và điều trị kịp thời.

Chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ

Loại virus RSV này có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật cứng tới hơn 6 tiếng, sống trên quần áo và bàn tay cho tới 1 giờ. Một người sau khi bị nhiễm virus có thể sau 2 - 8 ngày mới biểu hiện triệu chứng. Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chủ động phòng tránh giảm nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm RSV cho trẻ, tránh bùng phát thành dịch, bằng cách:

- Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời kéo dài đến 2 tuổi.

- Nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là khi vừa tiếp xúc với những trường hợp có biểu hiện cảm cúm.

- Ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng.

- Giữ gìn môi trường sạch sẽ, thoáng mát.

- Vệ sinh mũi họng, thân thể, rửa tay thường xuyên cho trẻ.

- Khi cho trẻ ra ngoài cần đeo khẩu trang.

- Tránh hôn, thơm, bắt tay trẻ; nên cho trẻ dùng riêng cốc và dụng cụ ăn uống.

- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Rửa sạch đồ chơi và vệ sinh các bề mặt trẻ hay chạm vào thường xuyên.

- Ở những đối tượng có nguy cơ cao diễn biến bệnh nặng khi nhiễm RSV có thể tiêm dự phòng kháng thể đơn dòng mỗi tháng một lần vào mùa dịch, giúp tăng cường miễn dịch chống lại virus RSV tốt hơn.

- Tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine được khuyến cáo theo độ tuổi, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tự ý sử dụng kháng sinh chữa bệnh cho con khi chưa xác định được chính xác con mắc virus RSV hay không và mức độ bệnh ra sao, dùng kháng sinh không theo chỉ định không những không có tác dụng mà còn làm chậm quá trình điều trị, gây ra nhiều hậu quả sau này cho trẻ.

(Theo VTV)

Các tin khác
Tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại điểm tiêm Nhà văn hóa khối Đại Thắng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Ảnh minh họa

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 603/VSDTTU-TCQG gửi Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai tiêm chủng và nhu cầu bổ sung vaccine COVID-19 AstraZeneca trong tháng 4 - 6/2023.

Nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy vận hành hệ thống máy xét nghiệm. Ảnh minh họa.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 08/TT-BYT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Thực hiện các biện pháp phòng COVID-19 trong trường học.

Số ca COVID-19 đang tăng chóng mặt những ngày gần đây, nhiều chùm ca bệnh xuất hiện, các địa phương lại nỗ lực khoanh vùng, dập dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: Thời gian gần đây, ca COVID-19 có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng tăng hơn so tháng trước 5 ca, nhưng không có tử vong. Dù vậy, chúng ta vẫn cần cảnh giác để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19, cùng đó tập trung phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục