Đề cao cảnh giác, chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; đẩy mạnh tiêm vaccine

  • Cập nhật: Thứ bảy, 15/4/2023 | 9:14:38 AM

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh: Thời gian gần đây, ca COVID-19 có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng tăng hơn so tháng trước 5 ca, nhưng không có tử vong. Dù vậy, chúng ta vẫn cần cảnh giác để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19, cùng đó tập trung phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại hội nghị.

Đánh giá cao sự nỗ lực của các đơn vị trực thuộc Bộ, các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch thời gian qua, tại hội nghị tăng cường phòng, chống dịch năm 2023 do Bộ Y tế tổ chức tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng bày tỏ chia sẻ khó khăn với các đơn vị, các tỉnh, thành phố về kinh phí khi chuyển từ chương trình mục tiêu quốc gia sang chi thường xuyên. 

"Về cơ bản dịch, các dịch bệnh đã được kiểm soát, song nếu kiểm soát dịch tốt hơn thì tỷ lệ mắc các dịch bệnh trong năm 2022 sẽ giảm hơn"- Thứ trưởng nói và cho rằng: "Chúng ta đã cố gắng nhưng cần cố gắng hơn nữa".

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhấn mạnh thêm: Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2023, đề nghị các địa phương nhanh chóng xây dựng, tham mưu, trình UBND cấp tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là dịch COVID-19 để sớm có quyết định phê duyệt kinh phí cho công tác phòng chống dịch;

Chủ động tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; phối hợp với các đơn vị của Bộ Y tế trong giám sát, phòng chống, chẩn đoán điều trị bệnh truyền nhiễm.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, thời gian gần đây, ca COVID-19 có dấu hiệu tăng, tỷ lệ chuyển nặng tăng hơn so tháng trước 5 ca, nhưng không có tử vong. Dù vậy, chúng ta vẫn cần cảnh giác, không lơ là để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19, cùng đó tập trung phòng chống các dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác như cúm, tay chân miệng.

Việc mua và xin tài trợ vaccine COVID-19 cũng như các vaccine của tiêm chủng mở rộng, Thứ trưởng khẳng định, đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế căn cứ vào nhu cầu đề xuất của địa phương gửi về. Thế nhưng có những thời điểm đơn vị chuyên môn đưa vaccine COVID-19 về tận cơ sở mà vẫn không có người nhận. Do đó, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương đề xuất bao nhiêu vaccine thì nhận đúng như thế. Cùng đó, một số tỉnh, thành tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi cần cố gắng để đạt tỷ lệ đề ra.

Đánh giá cao mô hình, cách làm của TP HCM trong công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có dịch sốt xuất huyết thông qua việc giao chỉ tiêu về từng quận huyện để tránh tình trạng một mình ngành y tế triển khai phòng chống dịch, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần nghiên cứu các cách làm hay để triển khai trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Về các đề xuất, kiến nghị của các đơn vị liên quan đến vấn đề tự chủ, mua sắm, đấu thầu, tiêm chủng vaccine... Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương giao các đơn vị liên quan của Bộ Y tế tiếp thu, sớm hướng dẫn các đơn vị, địa phương để đảm bảo hậu cần, vật tư cho công tác tiêm chủng, phòng chống dịch.

"Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến mua sắm, đầu thầu theo phân cấp, đề nghị các địa phương sớm có báo cáo về Bộ Y tế để Bộ sớm tháo gỡ, trao đổi lại theo thẩm quyền. Với những nội dung vượt/ngoài thẩm quyền, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền, các bộ, ngành, đơn vị liên quan"- Thứ trưởng Bộ Y tế bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Cần cảnh giác để có biện pháp đáp ứng kịp thời với COVID-19; tập trung phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm - Ảnh 4.
Toàn cảnh hội nghị

Liên quan đến công tác phòng chống dịch năm 2023, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm dịch y tế, theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, triệt để các ổ dịch; đảm bảo công tác thu dung, điều trị để hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong.

Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn chủ động triển khai hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vaccine để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong phòng, chống dịch.

(Theo SKĐS)

Các tin khác

Biến chủng mới của Omicron có tên XBB.1.5 đã được ghi nhận tại Việt Nam.

Biến thể Omicron tiếp tục xuất hiện các nhánh phụ.

Ngoài các biểu hiện quen thuộc như sốt, ho, đau họng, một số bệnh nhân Covid-19 đau nhói ở vai, chân hay viêm kết mạc.

Dơi ăn quả Ai Cập (dơi rousettus aegyptiacus) là vật chủ tự nhiên của virus Marburg.

Các triệu chứng bệnh Marburg bao gồm sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu, thường phát triển trong vòng 7 ngày sau khi nhiễm bệnh.

4 học sinh nhập viện sau khi dùng thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận 4 trường hợp bệnh nhân là học sinh nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục