Bộ Y tế quy định hàng loạt địa điểm cấm hút thuốc lá

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/5/2023 | 4:56:30 PM

Bộ Y tế vừa ban hành quy định về việc thực hiện địa điểm cấm hút thuốc lá.

Theo đó, các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên gồm: cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao...; nơi làm việc trong nhà của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nơi làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác; khu vực trong nhà của các địa điểm công cộng: cơ sở dịch vụ ăn uống, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, nhà ga, bến tàu, bến xe, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, chợ, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, câu lạc bộ, nhà thi đấu thể thao, sân vận động, nhà sinh hoạt cộng đồng và các khu vực sinh hoạt chung của khu chung cư và địa điểm công cộng khác.

Bộ Y tế quy định phương tiện giao thông công cộng cấm hút thuốc lá hoàn toàn, gồm: ô tô; tàu bay; tàu điện.

Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: khu vực cách li của sân bay; quán bar, quán karaoke, vũ trường; khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng (resort) và cơ sở lưu trú du lịch khác; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Đối với tất cả địa điểm cấm hút thuốc lá, Bộ Y tế yêu cầu chung có đặt, in, bố trí biển hoặc chữ hoặc biểu tượng với nội dung cấm hút thuốc lá với biển bảo đảm nội dung thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn; chất liệu biển bền, khó phai; biển đặt ngoài trời chịu được tác động của môi trường bên ngoài; kích thước, cỡ chữ của biển phù hợp với vị trí, không gian đặt biển; chữ đậm, dễ đọc; màu chữ, biểu tượng tương phản với màu nền; biển đặt tại địa điểm công cộng trong điều kiện không đủ ánh sáng: có phản quang hoặc chiếu sáng biển hoặc hình thức phù hợp khác để bảo đảm dễ nhìn.

Việc đặt biển bảo đảm các yêu cầu: khoảng cách giữa các biển phù hợp với quy mô, không gian của từng địa điểm; đặt biển ở vị trí dễ quan sát, khu vực có nhiều người qua lại; cổng vào khu vực khuôn viên, khu vực để xe ngoài trời; đối với khu vực trong nhà đặt tại cửa ra vào, sảnh trước, khu vực tiếp đón, ghế chờ, các tầng của cầu thang bộ, trong thang máy, hành lang có mái che, nhà để xe, nhà vệ sinh. Không có gạt tàn, dụng cụ dùng cho hút thuốc, đầu mẩu và tàn thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

(Theo TPO)

Các tin khác
WHO khuyến cáo mọi người nên giảm hoàn toàn độ ngọt trong chế độ ăn uống của mình. Ảnh minh họa

Những sản phẩm ăn kiêng này không giúp giảm mỡ trong cơ thể về lâu dài mà thay vào đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao hơn.

Bệnh COVID-19 vẫn còn rất nguy hiểm hơn gấp nhiều lần với nhiều bệnh truyền nhiễm khác (ảnh TL).

Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chuẩn bị kế hoạch, phương án sẵn sàng quay trở lại với tình huống dịch bệnh bùng phát.

Bộ Y tế khuyến cáo bảo vệ người cao tuổi bằng vắc xin phòng COVID-19.

Mặc dù dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu, nhưng đại dịch chưa kết thúc vì vậy Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19, thực hiện tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Ảnh minh họa

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/5 tuyên bố, bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, sau hơn 1 năm duy trì cảnh báo cao đối với dịch bệnh này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục