Thủ tướng yêu cầu xem xét công bố hết dịch COVID-19

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/5/2023 | 3:20:42 PM

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Xét nghiệm nhanh COVID-19 vào thời điểm đỉnh dịch 2021 tại huyện Bình Chánh, TP.HCM
Xét nghiệm nhanh COVID-19 vào thời điểm đỉnh dịch 2021 tại huyện Bình Chánh, TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 3575 gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Công văn nêu, xét báo cáo số 626 ngày 13-5-2023 của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Bộ Y tế trình hồ sơ này để Thủ tướng xem xét, quyết định.

Thủ tướng đồng ý việc kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo đề xuất của Bộ Y tế tại báo cáo số 626 nêu trên và giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Đồng thời, Bộ Y tế chuẩn bị nội dung, chương trình, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức họp Ban Chỉ đạo quốc gia vào ngày 27-5-2023 để công bố kết thúc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và tình hình thực tế dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch COVID-19 giai đoạn 2023 - 2025, ban hành theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Hơn 11,598 triệu ca COVID-19

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 11,598 triệu ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 117.212 ca nhiễm).

Tổng giám đốc WHO chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu từ ngày 5-5, song cảnh báo căn bệnh này sẽ không bao giờ biến mất.

(Theo TTO)

Các tin khác
Giọt máu khô giúp người bệnh có thể phát hiện sớm một số loại bệnh ung thư.

Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát minh ra một công cụ xét nghiệm chỉ với chưa đầy 0,05 mm máu khô có thể giúp chẩn đoán ba trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất đối với con người.

Nhân viên y tế kiểm tra một con rái cá chết ở bãi biển Chepeconde, Peru xem có phải do cúm gia cầm hay không

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 24-4 kêu gọi tăng cường các mạng lưới phát hiện toàn cầu đối với vi rút cúm gia cầm H5N1, hiện đã lây nhiễm ở một số lượng lớn các loài động vật.

Cán bộ Trạm Y tế xã Đại Đồng, huyện Yên Bình kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà.

UBND tỉnh Yên Bái vừa có Kế hoạch số 92 về xây dựng xã, phường đạt Tiêu chí quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Ảnh minh họa về u não.

3 loại hợp chất - axit hydroxamic 2-aryl-2-(3-indolyl), theo các nhà nghiên cứu, có “khả năng đặc biệt biến đổi tế bào ung thư trong mô khỏe mạnh của con người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục